Ớt được trồng rải rác ở khắp các tỉnh thành trên cả nước ĐBSCL được xem là thủ phủ ớt của Việt Nam được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh với tổng diện tích trên 7.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.
Trong khi đó, tại Tây Nguyên, diện tích trồng đạt khoảng 4.000 - 5.000 ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn/năm.
Trên thế giới, theo thống kê đến hết năm 2023, Châu Á - Thái Bình Dương chiếm lĩnh thị trường với Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu ớt khô hàng đầu thế giới, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu ớt của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm là 7.326 tấn ớt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước lượng xuất khẩu tăng 5,3%, kim ngạch tăng 31,7%. Một số loại ớt xuất khẩu phải kể đến ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt sừng vàng, ớt ngọt, ớt chỉ địa.
Các thị trường xuất khẩu hàng đầu bao gồm Trung Quốc chiếm 86,5% đạt 6.338 tấn, Lào chiếm 9,1% đạt 669 tấn, Hoa Kỳ chiếm 1,7% đạt 124 tấn.
Với những người nông dân, ớt là loại cây "một vốn mười lời". Nguyên nhân là bởi đây là loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng ngắn ngày, có thể trồng xen với cây ăn quả và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên phù hợp với điều kiện canh tác của người nông dân trên khắp cả nước.
Cây ớt sau 2 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch từ 3 - 4 đợt trong khoảng 3 tháng. Giá ớt xuất khẩu dao động từ 58.000 - 65.000 đồng/kg, tùy từng loại. Trong khi đó, giá thu hoạch ở mức 8.000 - 12.000 đồng/kg, thậm chí, có những mùa vụ, mặt hàng này có giá lên đến 30.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi sào trồng ớt sẽ cho thu hoạch trên 1 tấn quả/năm, đạt lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng, nếu được giá có thể thu lãi lên đến 50 - 60 triệu đồng/sào.
Trên thế giới, Châu Á - Thái Bình Dương chiếm lĩnh thị trường với Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu ớt khô hàng đầu thế giới, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia. Ấn Độ cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ ớt hàng đầu thế giới với khoảng 36% sản lượng toàn cầu, xuất khẩu khoảng 30% tổng sản lượng.
L.T(t/h)