Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội

Mới đây, nhân dịp Tết Bunpimay, một nét đẹp văn hóa đặc trưng của “đất nước triệu voi”, hàng trăm lưu học sinh Lào các trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Công nghiệp, Học viện Ngoại giao,… đã tổ chức đón Tết Bunpimay.

Đây được coi là lễ đón mừng năm mới của nhân dân Lào hay còn gọi là lễ hội té nước, mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật ấm no, hạnh phúc cho con người và cũng là thời khắc đánh dấu năm cũ chuyển sang năm mới, từ mùa khô sang mùa mưa.

Khác với Tết Nguyên Đán của nhân dân Việt Nam được tổ chức theo âm lịch, ngày tết quan trọng nhất của các bạn Lào được tổ chức theo Phật lịch, diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16/5 (tức tháng 4 dương lịch - PV), thường rơi vào những ngày nóng nhất ở Lào.

Khác với người dân ở quê nhà, các bạn lưu học sinh Lào đang sinh sống và học tập tại Hà Nội thường đón Tết Bunpimay sớm hơn thường lệ. Tuy các phần lễ, phần hội không được phong phú như ở quê hương, nhưng bao giờ cũng phải có ba phần lễ chính: Lễ buộc chỉ cổ tay (phục khẻn), Lễ té nước và múa Lăm vông.

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 1

Các cô gái Lào xinh xắn trong trang phục truyền thống đang chuẩn bị cho mâm Khoẳn của Lễ buộc chỉ cổ tay

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 2

Mâm Khoẳn được bày ở nơi trang trọng nhất trong hội trường, gồm có: rượu, hoa, trứng, lợn, nước và chỉ trắng trang trí thành một hình tháp và trên đỉnh sẽ cắm một cây nến vàng. 

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 3

Thầy cúng (tiếng Lào là móphon) làm chủ lễ, khi bắt đầu vào buổi lễ, bên mâm khoẳn, những người tham dự sẽ ngồi xung quanh. Thầy cúng sẽ kéo các đầu chỉ từ trên mâm xuống để trao cho những người sát mâm… 

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 4

Các sợi chỉ phải đều được buộc vào mâm lễ và đủ dài để những người tham dự có thể nắm được, người tham dự dùng ngón cái của bàn tay kép một phần sợi chỉ và phần còn lại cho người ngồi sau, cứ thế kéo dài cho đến bao giờ hết sợi chỉ mới thôi. 

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 5

Đại diện Lưu học sinh Lào dâng lễ và buộc chỉ tay cho thầy cúng, để bày tỏ sự tôn trọng và xin thầy cúng cầu phúc cho những người cùng tham dự. 

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 6

Bắt đầu buổi lễ, thầy cúng châm lửa lên cây nến trên đỉnh của mâm Khoẳn và khấn vái. 

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 7

Sau khi khấn xong, thầy cúng buộc chỉ cổ tay cho đại điện Lưu học sinh Lào, chúc người được buộc luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc trong cuộc sống, thành công trong học tập, công tác. Người Lào quan niệm, thông qua việc làm này họ sẽ gắn kết với nhau hơn.

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 8

Các lưu học sinh Lào buộc chỉ cổ tay cho cô Nguyễn Thị Tuyết Thu – giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 9

Bạn Pepsiee Vongphakdy, sinh viên lớp Báo in K35A1 buộc chỉ tay cho một bạn sinh viên Việt Nam cùng lớp, điều này thể hiện lòng yêu mến, tình hữu nghị giữa giới trẻ hai nước Việt – Lào: “Việt - Lào hai nước chún ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long”  

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 10

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 11

Các bạn Lưu học sinh Lào buộc chỉ tay cho nhau, khi buộc, người buộc sẽ nói lời chúc mừng, còn người được buộc để biểu thị sự tôn trọng thường giơ một tay lên như một nghĩa cử cảm ơn, sẵn sàng đón nhận lời chúc tốt đẹp ấy..

Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 12

Thầy cúng nhúng bó hoa vào một xô nước thơm (nước trắng có lẫn nước hoa) rồi vẩy lên những người tham dự, với mong muốn gột đi những phiền muộn, những rủi ro để đón chào một năm mới nhiều may mắn hơn. Với nghĩa đó, nên ai được vảy càng nhiều, người càng ướt thì năm mới, việc học hành, công tác sẽ gặp nhiều thuận lợi, gia đình ngày càng hạnh phúc.

 Lưu học sinh Lào “rộn ràng” đón tết Bunpimay giữa lòng Hà Nội - Hình 13

Lưu học sinh Lào múa Lăm vông, đây là điệu múa tập thể của nhân dân Lào, thể hiện tình đoàn kết toàn dân, tính hiếu khách, sự vui nhộn của người Lào. Gọi là lăm vông vì khi múa tập thể, mọi người đều đi theo vòng tròn (vông là tròn) theo chiều kim đồng hồ. Để mở đầu điệu múa lăm vông, sau khi người dẫn chương trình giới thiệu một điệu lăm vông, một cặp gái trai hợp thành một đôi múa dẫn dầu, sau đó, mọi người tiếp tục, nam mời nữ, nữ mời nam để thành một đôi cho điệu múa, nối tiếp nhau, múa và di chuyển theo hình vòng tròn cho tới khi nhạc kết thúc. 

Năm nay, là năm 2018, tính theo Phật lịch của Lào là cái Tết Bunpimay thứ 2561, lại là một cái tết xa quê hương đối với các bạn lưu học sinh Lào tại Hà Nội, tuy nhớ nhà, nhớ gia đình nhưng đa phần các bạn đều có chung ý chí, phải vượt qua những khó khăn, học tập thật tốt để sau này về nước mang những kiến thức đã học xây dựng đất nước, quê hương.

Theo phong tục của người Lào, ngày đầu tiên (ngày 13 hoặc 14) cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, mỗi gia đình phải lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ; ngày thứ hai (ngày 15) là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ; ngày thứ ba là ngày đầu tiên của năm mới, cũng là ngày diễn ra nhiều hoạt động nhất để đón chào năm mới như: Té nước, xây tháp cát, hái hoa tươi, phóng sinh, ăn món lạp, đua thuyền,…

Ảnh và bài: Trường Hùng – Vongdeuan

 

 

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.