Chương trình Tọa dàm “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài chòi dân gian” do UBND tỉnh Bình Định phối hợp với một số tỉnh, thành phố miền Trung tổ chức.

Tham dự chương trình Tọa đàm có các ông, bà: Lâm Hải Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL); PGS.TS. Lê Văn Toàn, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia; Tạ Xuân Chánh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH&TT Bình Định; lãnh đạo Sở VH&TT một số tỉnh, thành phố miền Trung; các nhà nghiên cứu đến từ Cục Di sản văn hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh; cùng đông đảo nghệ nhân dân gian...

Quang cảnh Chương trình Tọa đàm.
Quang cảnh Chương trình Tọa đàm.. (Ảnh: Viết Hiền)

Theo Ban Tổ chức (BTC) chương trình Tọa dàm, mục đích của chương trình là nhằm đánh giá khái quát thực trạng, tình hình thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài chòi dân gian, đồng thời để các đại biểu, nhà nghiên cứu, nhà quản l‎y trao đổi, thảo luận, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tập trung nguồn lực và phát huy tiềm năng của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh về thực hiện Chương trình hành động quốc gia “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài chòi dân gian”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...

Theo đó, chương trình Tọa đàm gồm có 17 tham luận. Trong số này có một số tham luận có chất lượng được nhiều đại biểu quan tâm, như: “Kiểm kê Bài chòi – Kết quả và vấn đề đặt ra” (của, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia); “Sự gắn kết cộng đồng thực hành nghệ thuật Bài chòi trong không gian văn hóa và di sản sống” (của TS Nguyễn Thị Thu Trang, Cục Di sản văn hóa); “Nghệ thuật Bài chòi và sự phan rẽ dạng thức văn hóa” (của NCS Nguyễn Văn Dự, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh); “Nghệ thuật Bài chòi ở Thừa Thiên Huế: Nhận diện giá trị và hướng bảo vệ” (của 02 tác giả Trần Tuấn Ạnh, Trần Văn Dũng, Sở VH&TT Thừa Thiên Huế); “Công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi tại tỉnh Quảng Nam” (của Phòng Quản ly Văn hóa, Sở VH-TT&DL Quảng Nam); “Bảo tồn không gian diễn xướng dân gian Bài chòi” (của tác giả Co Tấn Ngọc, Sở VH&TT TP. Đà Nẵng); “Thực trạng hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài chòi ở Phú Yên” (của tác giả Huỳnh Từ Nhân, Sở VH-TT&DL Phú Yên)... 

Nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh (đứng trong cùng) đang trình bày tham luận.
Nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh (đứng trong cùng) đang trình bày tham luận. Ảnh V.H.

Đáng lưu y, theo PGS.TS. Lê Văn Toàn, tính đến năm 2022, khu vực miền Trung có 1.376 người (870 nam, 506 nữ) trong 86 đội, nhóm, CLB đang thực hành Bài chòi tại 09 tỉnh, thành phố (từ Quảng Bình trở vào đến Khánh Hòa). Bài chòi phát triển mạnh với 37 CLB, 27 gia đình, 106 nghệ nhân (71 nam, 35 nữ) và có ảnh hưởng tới các tỉnh còn lại...

Phát biểu tại chương trình Tọa đàm “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài chòi dân gian”, thay mặt UBND tỉnh Bình Định, ông Lâm Hải Giang ghi nhận và đánh giá cao mục đích, ‎nghĩa của chương trình Tọa đàm, đồng thời khẳng định: Đây cũng là dịp để các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hóa gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ, phát huy các giá trị của Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ trong thời gian tới; để tiếp tục tỏa sáng các giá trị tốt đẹp, nhân văn và bồi đắp thành sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước...

Viết Hiền