Mối nguy hiểm từ bản chải đánh răng 'quá đát' - Hình 1

Bàn chải đánh răng khi sử dụng trong thời gian dài sẽ không còn tác dụng làm sạch như ban đầu. Nguyên nhân là do phần lông của bàn chải bị bào mòn, không thể chải sạch được các mảng bám trên răng. Không chỉ thế, khi đã sử dụng quá lâu, các vi khuẩn sẽ bám lại phần chân lông và gây nguy hiểm cho chúng ta. Các vi khuẩn này có thể di chuyển ngược trở lại miệng và gây nên các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu…

Nghiên cứu của các nha sĩ Đài Loan cho thấy bàn chải đánh răng sau 3 tuần sử dụng đã chứa tới hàng triệu vi khuẩn, tương đương với lượng vi khuẩn bám trên 29 đồng tiền xu và gấp 80 lần lượng vi khuẩn trong nước bồn cầu.

Nếu như trong miệng đang có vết thương thì những vi khuẩn này sẽ lập tức tấn công gây ra tình trạng viêm loét miệng. Kể cả trong điều kiện bình thường, khi sử dụng bàn chải đánh răng này, một lượng lớn vi khuẩn có cơ hội bám lên răng và xâm nhập vào cơ thể. Lượng vi khuẩn này tương đương với uống 9 cốc nước bẩn!

Nha sĩ khuyên rằng nếu nhà tắm thường xuyên ẩm ướt, bàn chải đánh răng nên để ở bên ngoài, chỗ khô ráo hoặc để trên tủ tường, tuyệt đối không nên để ở nơi gần bồn cầu hoặc để trên bồn rửa tay; đồng thời đầu của bàn chải nên để hướng lên trên để tránh vi khuẩn bám vào.

Ngoài ra, nha sĩ còn chỉ ra rằng nếu mỗi ngày đánh răng 3 lần thì mỗi tháng nên thay bàn chải một lần. Nếu mắc các bệnh về răng lợi, tốt nhất nên 3 tuần nên thay bàn chải một lần. Nếu bị cảm hoặc mắc các bệnh lây nhiễm khác thì nên thay bàn chải mới sau khi khỏi bệnh.

Hàng ngày, nên chú ý giữ vệ sinh bàn chải. Chuyên gia khuyên rằng trước khi dùng bàn chải mới nên ngâm trong nước sôi một lúc vừa làm mềm lông bàn chải lại vừa tiệt trùng. Sau mỗi lần đánh răng, nên rửa sạch bàn chải trong dòng nước chảy. Sau 7 ngày sử dụng, nên dùng chỉ trắng làm vệ sinh mặt đáy bàn chải. Sau mỗi 15 ngày nên dùng loại nước tiệt trùng để làm sạch bàn chải.

Hà Trần