Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ nêu một số hành vi vi phạm trong quản lý giá sẽ bị xử phạt và mức xử phạt tương ứng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP.

1. Một số hành vi vi phạm trong quản lý giá sẽ bị xử phạt

Căn cứ Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP xử phạt hành vi vi phạm trong quản lý giá. Cụ thể như sau:

HÀNH VI VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ GIÁ

MỨC XỬ PHẠT &
BP khắc phụ hậu quả

Loan tin, đưa tin không chính xác, không đúng sự thật về tình hình kinh tế - xã hội gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ.

15 – 20 triệu

Buộc đính chính thông tin do thực hiện hành vi vi phạm

Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết trong các giao dịch mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, phương thức vận chuyển, thanh toán, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ.

20 – 30 triệu

- Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.

Cản trở bằng cách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá từ đó tạo ra khó khăn trong việc chấp hành pháp luật.

20 – 30 triệu

Câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá nhằm trục lợi.

30 – 50 triệu

- Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.

Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.

Đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

50 – 80 triệu

- Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.

 
 [TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024]

Một số hành vi vi phạm trong quản lý giá sẽ bị xử phạt

Một số hành vi vi phạm trong quản lý giá sẽ bị xử phạt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Mức phạt đối với tổ chức

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền tại Mục 1 nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.

3. Những hành vi của tổ chức, cá nhân bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 87/2024/NĐ-CP 07 hành vi của tổ chức, cá nhân bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá. Cụ thể bao gồm:

(i) Loan tin, đưa tin không đúng sự thật, không chính xác về tình hình kinh tế - xã hội gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ.

(ii) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết trong các giao dịch mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, phương thức vận chuyển, thanh toán, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ.

(iii) Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.

(iv) Cản trở hoạt động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(v) Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá giả hoặc sử dụng chứng thư thẩm định giá giả cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 Nghị định 87/2024/NĐ-CP.

(vi) Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá khi không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc sử dụng chứng thư đó cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 Nghị định 87/2024/NĐ-CP; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không là thẩm định viên về giá.

(vii) Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.

T. Hương (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)