Trong công tác chống thất thu ngân sách, số thu hồi qua công tác phân loại, xác định mã số HS là 425 tỷ đồng; thu từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại là 350,97 tỷ đồng; thu từ công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ là 152,7 tỷ đồng.

Đối với công tác thu hồi nợ thuế, tính đến ngày 31/12/2018, nhóm nợ khó thu là 3.815 tỷ đồng, giảm 56,44 tỷ đồng (tương đương giảm 1,46%); nhóm nợ chờ xóa, xét miễn, giảm, gia hạn là 100,35 tỷ đồng, giảm 11,12 tỷ đồng (tương đương giảm 9,98 %); nhóm nợ có khả năng thu là 1.374,09 tỷ đồng, tăng 54,28 tỷ đồng (tương đương tăng 4,11%) so với cùng kỳ năm 2017.

Năm 2018: Ngành Hải quan thu hồi 2.043 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Tổng cục Hải quan mới đây cũng đã có công văn 7633 chỉ đạo hải quan các địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan năm 2019.

Theo Tổng cục Hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan cần căn cứ nguồn lực, trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin rủi ro từ cao xuống thấp để xây dựng kế hoạch năm 2019 theo các hướng như: chỉ kiểm tra đánh giá sự tuân thủ không quá 5% tổng số cuộc kiểm tra sau thông quan, trong đó kế hoạch kiểm tra lập chi tiết, cụ thể cho từng cuộc kiểm tra, nêu rõ tên doanh nghiệp, mã số thuế, kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu trong 2 năm trở lại, loại hình doanh nghiệp, mã số thuế, dấu hiệu nghi vấn, lý do lựa chọn, dự kiến số thuế truy thu nếu có.

Trong trường hợp các cuộc kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm và trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro, các đơn vị phải đề xuất kế hoạch số lượng doanh nghiệp kiểm tra hoặc danh sách doanh nghiệp dự kiến kiểm tra.

Đặc biệt, lựa chọn các trường hợp đặc biệt rủi ro sẽ thực hiện kiểm tra sau thông quan 1 năm 1 lần. Với các trường hợp rủi ro cao kiểm tra 2 năm/lần và các trường hợp rủi ro trung bình kiểm tra 3 năm/lần. Các trường hợp rủi ro thấp kiểm tra 3-5 năm/lần.

Hằng Vương (t/h)