# chính sách tài khóa
POBI 2019: Đã có 24 tỉnh công khai đầy đủ thông tin về ngân sách nhà nước
Năm 2019, đã có 24 tỉnh công khai ĐẦY ĐỦ thông tin về ngân sách nhà nước (tương ứng với nhóm nhóm A - điểm xếp hạng từ 75-100), trong khi năm 2018, con số này chỉ có có 6 tỉnh. Mức độ công khai ngân sách nhà nước của 63 tỉnh/thành phố năm 2019 đã cải thiện hơn so với năm 2017 và 2018.
Điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt
Năm 2020 dù đầy khó khăn, thách thức, nước ta đã đạt được những kết quả nhất định trong cân đối ngân sách nhà nước. Theo PGS. TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, năm 2021 cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn, nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chín
Hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, kinh doanh: Cần mở rộng chính sách tài khóa
Nhiều đề xuất từ các doanh nghiệp, chuyên gia, đại diện bộ, ngành đã được nêu lên, trong đó nhấn mạnh tới các giải pháp để mở rộng hỗ trợ từ phía tài khóa như Chính phủ tăng "vay tiền" ngân hàng Trung ương, Chính phủ phát hành trái phiếu..., qua đó có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn.
Phục hồi phát triển kinh tế như thế nào?
Đó là nội dung của 02 phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. Làm thế nào để phục hồi, phát triển kinh tế khi chúng ta vẫn đang “đóng cửa”? Huy động nguồn lực trong dân phải hiểu như thế nào cho đúng?
Trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường nhiều vấn đề cấp bách
Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung hết sức quan trọng, trong đó có các vấn đề sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp bất thường dự kiến diễn ra sắp tới.
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định 04 nội dung quan trọng
Tổng Thư ký Quốc hội, ông Bùi Văn Cường thông báo, dự kiến kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 04/01/2022 và bế mạc vào chiều ngày 11/01/2022.
Ngày mai, Quốc hội sẽ xem xét 04 nội dung cấp bách tại kỳ họp bất thường
Ngày mai, ngày 04/01/2022, lần đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành Kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 04 nội dung cấp bách. Trong đó có nội dung về chính sách tài khóa, tiền tệ.
Chính phủ đề xuất chi khoảng 60.000 tỷ đồng để mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh
Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tập trung vào 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, Chính phủ đề xuất chi khoảng 60.000 tỷ đồng để mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh.
Với 424/426 đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua gói kích thích kinh tế
Chiều nay, ngày 11/01, Quốc hội đã biểu quyết thông qua về Nghị quyết chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với tỷ lệ tán thành là 424/426 đại biểu tham gia.
Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với dự án trọng điểm, cấp bách
Chiều nay, ngày 11/01, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có các cơ chế đặc thù để triển khai đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm, cấp bách.
Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng nay, ngày 08/06, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn trước Quốc hội
Từ 08h40 ngày 08/06, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Kết hợp chính sách tiền tệ, tài khóa nhằm kiểm chế lạm phát
Về giải pháp cho vấn đề lạm phát tăng cao, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Nguồn thu ngân sách Nhà nước tăng tích cực, chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả
Theo Bộ Tài chính, thu từ khu vực sản xuất kinh doanh 07 tháng qua đều tăng so với cùng kỳ, góp phần tăng thu ngân sách. Tổng thu ngân sách Nhà nước 07 tháng ước đạt gần 1.093,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán.
Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội sẽ diễn ra trong ngày 28/11
Tại phiên họp thứ 17, ngày 28/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành tổng kết kỳ họp thứ tư, cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ hai và kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2023 đã được xác định là có khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: "Chỉ còn gần 01 tháng là kết thúc năm 2022, chúng ta cần "chạy nước rút về đích" bảo đảm đạt các mục tiêu mang tính bền vững. Chuẩn bị cho năm 2023 đã được xác định là có khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi, chỉ đạo, điều hành cần bản lĩnh hơn, hiệu quả hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các bộ, ngành, địa phương để xử lý các vấn đề đặt ra".
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023
Theo Ngân hàng Thế giới - WB, triển vọng trong ngắn hạn của kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn thuận lợi, nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm 2022, do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất”
Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Thời gian qua, môi trường kinh tế thế giới thay đổi đã khiến cho việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam chịu không ít thách thức. Trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, lấy lợi ích quốc gia dân tộc là mục tiêu cao nhất.
Sáng nay, diễn ra Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024
Theo Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 được thông qua, Hội nghị sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024; báo cáo tài chính Nhà nước năm 2022; báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Xem xét kết quả giám sát chính sách tài khóa, tiền tệ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và dự án quan trọng quốc gia
Mục tiêu quan trọng của chuyên đề giám sát là có một nghị quyết của Quốc hội với các giải pháp để bảo đảm hiệu quả hơn khi ban hành chính sách trong tình hình khẩn cấp, cấp bách, khi có biến động bất ngờ đối với kinh tế - xã hội do các yếu tố khách quan, đồng thời có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia.