Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nguồn thu ngân sách Nhà nước tăng tích cực, chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả

Theo Bộ Tài chính, thu từ khu vực sản xuất kinh doanh 07 tháng qua đều tăng so với cùng kỳ, góp phần tăng thu ngân sách. Tổng thu ngân sách Nhà nước 07 tháng ước đạt gần 1.093,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán.

Thu 07 tháng đã vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 07 tháng ước đạt gần 1.093,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán, tăng 18,1% so cùng kỳ năm 2021 (ngân sách trung ương ước đạt 77,3% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 77,7% dự toán). Trong đó: thu nội địa tháng Bảy ước đạt 116,1 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 19,6 nghìn tỷ đồng so tháng trước. Lũy kế thu nội địa 07 tháng ước đạt 870,4 nghìn tỷ đồng, bằng 74% dự toán, tăng 15% so cùng kỳ năm 2021. Thu từ dầu thô tháng Bsy ước đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng so tháng trước; lũy kế 07 tháng ước đạt 43 nghìn tỷ đồng, bằng 152,5% dự toán, tăng 91,6% so cùng kỳ năm 2021. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng Bảy ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 6,9 nghìn tỷ đồng so tháng trước. Lũy kế thu 07 tháng ước đạt gần 179,8 nghìn tỷ đồng, bằng 90,3% dự toán, tăng 23,6% so cùng kỳ năm 2021.

Trong quản lý, điều hành thu NSNN, quán triệt Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, với nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2022, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan tăng cường công tác quản lý thu NSNN, chống thất thu, gian lận thương mại, trốn thuế.

Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các giải pháp chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Thế Dương.

Đến hết tháng Bảy, có 10/12 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 58%), trong đó: các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (chiếm 52% dự toán tổng số thu nội địa) ước đạt 70,3% dự toán, tăng 8% so cùng kỳ (cụ thể: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 66,8% dự toán, tăng 6,4%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,9% dự toán, tăng 0,2%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 75,9% dự toán, tăng 15,3%).

Chính phủ đã triển khai nhiều gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thời gian qua. Ảnh minh họa, nguồn internet
Chính phủ đã triển khai nhiều gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thời gian qua. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Có 3 khoản thu đạt trên 90% dự toán là thuế thu nhập cá nhân (đạt 90,1%), các khoản thu về nhà, đất (đạt 95,1%), thu cấp quyền khai thác khoáng sản (đạt 93,4%). Còn 2 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (đạt 54%) và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước (đạt 54,4%).

Ước tính cả nước có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 07 tháng đạt trên 58% dự toán; 45/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 18 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.

Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả

Phát biểu tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ tháng 08/2022 của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc biểu dương các đơn vị trong toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong những tháng qua. Triển khai nhiệm vụ 07 tháng năm 2022, chính sách tài khóa được điều hành linh hoạt, hiệu quả đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có nhiều lĩnh vực thực hiện tốt như công tác thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán, bảo hiểm, tài sản công, đào tạo và công tác tuyên truyền.

Phối hợp hiệu quả chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Ảnh minh họa, nguồn internet
Phối hợp hiệu quả chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, do đó, toàn ngành Tài chính phải tích cực triển khai nhiệm vụ với tinh thần chủ động, sát sao, trách nhiệm và quyết liệt hơn trong thời gian tới.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, dự báo thời gian tới còn không ít những khó khăn, thách thức, như: lạm phát đang tăng cao, giá xăng dầu giảm nhưng mặt bằng giá nói chung chưa giảm; lãi suất tăng sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, tác động tới nguồn thu ngân sách.

Đã miễn, giảm, gia hạn 89,2 nghìn tỷ đồng

Tính đến hết tháng 07/2022, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ước khoảng 89,2 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền thuế gia hạn khoảng 43 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm thuế, phí, lệ phí khoảng 46,2 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là xăng dầu, khi cuộc chiến Nga và Ukrainer vẫn tiếp tục, dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng cao. Trong trường hợp giá xăng dầu tăng cao, Bộ trưởng lưu ý các đơn vị chuyên môn cần phải có các kịch bản điều hành đi kèm.

Người đứng đầu ngành Tài chính cũng đề nghị một số đơn vị theo chức năng quản lý như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục Quản lý công sản cần đặc biệt chú ý trong công tác điều hành trước áp lực của lãi suất tăng cao, cũng như việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Đối với nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả. Công tác quản lý thu phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, tăng cường chống thất thu ở các lĩnh vực, trong đó có việc tăng thu trên nền tảng số, các sàn thương mại điện tử; hoàn thuế giá trị gia tăng...

Bộ trưởng đặc biệt lưu ý công tác hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách pháp luật tài chính cần đảm bảo chặt chẽ, phù hợp thực tiễn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng ban hành chính sách pháp luật, về hình ảnh của ngành, những công tác trọng tâm, việc mới, việc làm sáng tạo của ngành trong thời qua. Bộ trưởng lưu ý toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông tin phải đi trước một bước, góp phần vào hiện đại hóa ngành Tài chính.

Đảm bảo các nhiệm vụ chi trong dự toán

Về chi NSNN, tổng chi cân đối NSNN tháng Bảy ước đạt 131,3 nghìn tỷ đồng, luỹ kế chi 07 tháng đạt 842,7 nghìn tỷ đồng, bằng 47,2% dự toán, tăng 3,7% so cùng kỳ năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 186,8 nghìn tỷ đồng, bằng 35,5% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi ước đạt 59,5 nghìn tỷ đồng, bằng 57,4% dự toán; chi thường xuyên ước đạt gần 594,8 nghìn tỷ đồng, bằng 53,5% dự toán.

Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 07 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.

Ngân sách Trung ương đã chi 2,42 nghìn tỷ đồng từ dự phòng, trong đó chủ yếu để bổ sung cho các địa phương (2,19 nghìn tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp khoảng 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.

Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến hết ngày 27/07/2022, đã thực hiện phát hành 78,42 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 14,29 năm, lãi suất bình quân 2,47%/năm.

Tại hội nghị giao ban công tác tháng Bảy và triển khai nhiệm vụ tháng 08/2022 của ngành Tài chính, đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng qua, đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác thu thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu đảm bảo tiến độ dự toán. Các đơn vị cũng tập trung vào đẩy mạnh hoàn thiện công tác xây dựng thể chế chính sách theo đúng kế hoạch và tiến độ đề ra.

Theo chương trình, trong tháng 08/2022, Bộ Tài chính phải xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 12 đề án (trong đó có 3 nghị định chưa hoàn thành từ các tháng trước chuyển sang, 1 nghị định đang xin điều chỉnh thời hạn trình Chính phủ và 8 đề án thuộc chương trình tháng 8). Các đơn vị được giao chủ trì đề án tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để ban hành kịp thời theo đúng kế hoạch.

H.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.