Sáng ngày 08/06, Quốc hội tiếp tục phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường về nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực tài chính.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) đặt vấn đề, hiện nay lạm phát tăng nhanh, nước ta nhập khẩu nhiều, giá xăng tăng cao, việc giải ngân gói hỗ trợ cũng sẽ gây áp lực lạm phát. Bộ trưởng đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp gì cho vấn đề lạm phát này?
Về giải pháp cho vấn đề lạm phát tăng cao, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Theo Bộ trưởng, tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung; tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế và lạm phát thế giới, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó đối với từng mặt hàng trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, bình ổn giá phù hợp.
Đại biểu Trần Văn Hậu (Đoàn tỉnh Tây Ninh) cho rằng, Bộ trưởng có nêu một nguyên tắc trong điều hành ngân sách là phải bảo đảm sự chủ động, chủ đạo của Trung ương và sự tăng cường sự chủ động của địa phương theo nhiều địa phương.
Theo quy định của Thông tư số 65/2021 của Bộ Tài chính, chỉ dùng chi thường xuyên để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công. Việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng phải dùng nguồn đầu tư công. Tuy nhiên, sử dụng chi thường xuyên có quy trình đơn giản, phù hợp với những quy những công trình cải tạo, nâng cấp cấp bách, vốn không lớn. Nếu dùng vốn đầu tư công quy trình phức tạp, lãng phí nhiều công sức, chi phí thời gian ngay cả khi được cho nằm ngay được thực hiện các thủ tục sau: Nếu địa phương nào dựa trên hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cử tri mà dùng truy thường xuyên để cải tạo, nâng cấp công trình nào đó sẽ phải “lách” từ việc tìm cái tên để tránh sự chú ý đến việc chuẩn bị lý lẽ để giải trình với cơ quan kiểm toán. Vậy Bộ trưởng có biết được vướng mắc này không?
Giải trình ý kiến của đại biểu Trần Văn Hậu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tranh luận của đại biểu về cải tạo trụ sở làm việc là rất đúng và xác đáng, việc sửa chữa, cải tạo trụ sở làm việc hư hỏng là rất cần thiết. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng: "Hiện nay đang “vấp” phải pháp luật cho nên không thể làm cách khác được."
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng nêu rõ, Thông tư của Bộ Tài chính không thể thay thế được Nghị định và Luật. Trong Luật Xây dựng đã quy định khi sửa chữa nhà phải lập dự án, trong Luật Đầu tư công quy định khi sửa chữa nhà hay các công trình phải đưa vào đầu tư công, từ vốn chuẩn bị đầu tư đến hỗ trợ lãi suất cho ngân hàng,… đều đưa vào Luật Đầu tư công.
Trước đây còn quy định quỹ của các đơn vị sự nghiệp vào Luật đầu tư công, sau này nhiều ý kiến thì giao cho cơ quan chủ quản quyết định. Tức là ở tỉnh thì giao cho Chủ tịch UBND tỉnh, nếu là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ thì giao cho Bộ trưởng. Nếu tại Kỳ họp, các vị đại biểu Quốc hội thống nhất không thực hiện Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng vào điểm này và bố trí vào chi thường xuyên thì Bộ Tài chính sẽ rất ủng hộ. Do đó, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của đại biểu.
Linh Tuệ (t/h)