Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023

Theo Ngân hàng Thế giới - WB, triển vọng trong ngắn hạn của kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn thuận lợi, nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm 2022, do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình.

WB nhận định: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm 2022, do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình.

Ảnh internet
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023. Ảnh internet.

Phân tích trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam của WB cho thấy, Việt Nam phải đối mặt với các rủi ro từ áp lực lạm phát kéo dài và viễn cảnh Hoa Kỳ, EU tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay; các đối tác thương mại phục hồi chậm, biến động trên thị trường tài chính toàn cầu tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc phục hồi không đồng đều hoặc chưa đầy đủ trong năm 2023 có thể tiếp tục ảnh hưởng tới diễn biến xuất khẩu của Việt Nam.

Bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động và bất định, bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng chậm và nhu cầu giảm, lạm phát cao, các điều kiện tài chính và tiền tệ thắt chặt cũng như mức độ phức tạp về địa chính trị gia tăng tiếp tục là rủi ro đối với hoạt động kinh tế vĩ mô toàn cầu năm 2023, cũng như đối với Việt Nam - với tư cách là một nền kinh tế có độ mở cao.

Ở trong nước, áp lực lạm phát cao làm giảm tiêu dùng tư nhân và giảm đầu tư trong nước do bất định tăng lên về tình hình kinh tế. Lạm phát trong nước gia tăng (dự kiến tăng lên mức 4,5% trong năm 2023 theo dự báo của WB), bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình đang bộc lộ những yếu kém và khu vực tài chính đang có nguy cơ dễ tổn thương… Đây tiếp tục là những khó khăn đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn.

Theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB Việt Nam thì, rủi ro nhìn chung cân bằng, nhưng nhiều bất định khiến cho cân đối ngân sách của Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Các cơ quan chức năng sẽ cần xem xét và cân nhắc việc đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát trong điều hành chính sách năm 2023.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023. Ảnh internet
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023. Ảnh internet.

Đưa ra các lưu ý chính sách cho Việt Nam, bà Dorsati nhận định, bất định cao hơn nghĩa là chính sách sẽ tiếp tục phải thích ứng với tiến độ phục hồi cả ở Việt Nam và thế giới, đồng thời phải thận trọng với rủi ro tài chính và lạm phát. Vì vậy, chính sách cần tuân thủ 02 nguyên tắc: Đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát; phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ có vai trò quan trọng để duy trì ổn định.

Bà Dorsati cho rằng, Chính phủ cần xem xét việc đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát. Dựa trên đó sẽ xác định xem chính sách tài khóa sẽ mang tính hỗ trợ hay thắt chặt như thế nào. Quan điểm của WB trong vấn đề này là Việt Nam nên duy trì chính sách tài khóa mang tính hỗ trợ bởi dư địa chính sách tiền tệ hạn chế do những biện pháp đã tiến hành trong năm 2022. Chính sách tài khóa mang tính hỗ trợ và thực thi hiệu quả sẽ tiếp tục đóng vai trò cốt yếu đối với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình toàn cầu có nhiều bất ổn. Đây là cách để Việt Nam tự phòng vệ với những rủi ro về suy giảm tăng trưởng. Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa để hành động, nhưng trong triển khai còn hạn chế đã và đang làm giảm hiệu quả của chính sách tài khóa.

Vì vậy, trước mắt, trọng tâm cần tập trung vào triển khai dự toán chi đầu tư, bao gồm các dự án được xác định trong chương trình chính sách phục hồi và phát triển kinh tế, bao gồm đầu tư vào hạ tầng cơ sở vật chất và hạ tầng số. Những dự án này sẽ giúp đẩy mạnh nhu cầu trong nước trong ngắn hạn, đồng thời góp phần cho tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn của Việt Nam.

Trong trung hạn, xử lý những trở ngại thể chế dẫn đến chưa đảm bảo tiến độ chương trình đầu tư công là cách để nâng cao hiệu quả của chính sách tài khóa. Tiếp tục mở rộng mạng lưới an sinh xã hội theo cách có mục tiêu sẽ giúp chống đỡ hệ quả của lạm phát tăng cao đối với các hộ nghèo và dễ bị tổn thương, đồng thời tạo ra lớp đệm chống đỡ tác động đối với tiêu dùng tư nhân. Rủi ro tài chính nổi lên cũng cho thấy nhu cầu cần tăng cường khung chính sách, giám sát và quản trị doanh nghiệp đối với khu vực tài chính. Bên cạnh đó, nâng cao bền vững cho tăng trưởng trong trung và dài hạn đòi hỏi phải có những cải cách cơ cấu sâu sắc.

Thêm ý kiến về vấn đề này, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, không như nhiều quốc gia khác. Bà nhấn mạnh: “Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn. Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả”.

Thạch Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả
HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả

Ngày 3/5, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đối với UBND thành phố Cẩm Phả.

Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt
Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố chủ trì Hội nghị.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.