# tăng trưởng
Ngân hàng Thế giới dự báo, tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam đạt 5,5%
Bà Dorsati Madani chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) phân tích: WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 5,5% trong năm nay dựa trên việc xem xét các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, xuất khẩu sẽ là một động lực để phục hồi tăng trưởng của Việt Nam.
Thanh Hóa đứng thứ ba cả nước về tốc độ tăng trưởng trong quý I
Trong quý 1 năm 2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 13,15%, đứng thứ ba cả nước; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 13.356 tỷ đồng.
Thanh Hóa đón gần 34 nghìn lượt khách quốc tế đến trong quý I
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, quý I năm 2024, tổng lượt khách đến Thanh Hóa ước đạt trên 2,5 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách quốc tế đạt 33,7 nghìn lượt, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, quý I/2024, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ước đạt 7,82%, cao hơn bình quân chung cả nước; đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố và thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ (sau tỉnh Thanh Hóa).
Mới nhất, Ngân hàng Phát triển Châu Á vẫn dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,0%
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn dự báo kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc ấn tượng trước tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ ấn tượng trước đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bất chấp những khó khăn gần đây trong khu vực và bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành những mục tiêu phát triển đề ra.
Khơi thông động lực tăng trưởng mới: Cần quyết liệt đổi mưới tư duy
Việt Nam đã tương đối thành công trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, và bảo đảm an sinh xã hội. Đó chính là những nền tảng quan trọng để quyết liệt hơn với những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có chất lượng, có tính bền vững. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp tài khóa và tiền tệ, cần phải quyết liệt đổi mới tư duy.
Vì sao, kinh tế Đức vẫn đứng trước nhiều rủi ro?
Báo cáo tình hình kinh tế tháng Tư do Bộ Kinh tế và bảo vệ khí hậu Liên bang Đức công bố ngày 12/4 thể hiện các dữ liệu cụ thể đang mang lại hy vọng cho sự ổn định chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, rủi ro đối với nền kinh tế đầu tàu Châu Âu vẫn ở mức cao.
Các lý do IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu
Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) của IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng truỏng 3,2% trong năm nay, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2024. Dự báo về năm 2025 giữ nguyên ở mức 3,2%.
Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững
Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra QĐ số 1658/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược (Chiến lược) quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng DN và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững
Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
Chỉ thị nêu rõ: Vấn đề tỷ giá, áp lực lạm phát có xu hướng tăng; hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; các thị trường tài chính, tiền tệ cần theo dõi kỹ lưỡng, có giải pháp phù hợp để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả cung ứng vốn cho nền kinh tế…
Chuyên gia kinh tế: Động lực tăng trưởng, phục hồi của nền kinh tế vẫn chưa đồng đều
Thách thức của nền kinh tế đến từ đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; kích thích những xu thế tiêu dùng bền vững; cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, cải cách thể chế. Đây cũng chính là những yếu tố giúp duy trì các động lực tăng trưởng, bảo đảm đạt chỉ tiêu GDP năm 2024 và những năm tiếp theo.
FAST500 năm nay đề cao doanh nghiệp tăng trưởng kép và có trách nhiệm với xã hội
Danh sách FAST500 năm nay là sự ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam - những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng doanh thu kép và có trách nhiệm với xã hội.
Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp
Thanh Hóa hiện có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Có hơn 90 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia
Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu, Tăng trưởng và Năng lượng cho Phát triển” tại Riyadh có khoảng 1.000 đại biểu đại diện cho 92 quốc gia và một số tổ chức quốc tế tham dự.
Chỉ thị mới về điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 gắn với tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng
OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 3,1% như năm ngoái và tăng nhẹ lên 3,2% vào năm tới.
Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Đầu tư công, thu hút FDI, chính sách tài khóa
Trong Báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: Các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công vẫn là những giải pháp chính sách then chốt để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế.