# CPI
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 giảm 0,06%
Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 trên địa bàn giảm nhẹ 0,06% so với tháng trước và tăng 2,49% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 0,97% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
Tổng cục thống kê: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,62%
Ngày 29/7, Tổng cục thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,25% so với tháng 12/2020 và tăng 2,64% so với tháng 7/2020.
CPI tháng 8 tăng 0,25%
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm của Tổng Cục Thống kê (GSO), trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với cùng kỳ năm trước.
Ba giai đoạn phục hồi kinh tế Việt Nam
Theo đó, giai đoạn 1 (đến quý I/2022) rất quan trọng, ưu tiên phòng, chống dịch Covid-19, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô để hỗ trợ cho doanh nghiệp “trụ vững” và duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tháng 10/2021, chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội giảm 0,03%
Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước nhưng tăng 2,29% so với tháng 12/2020 và tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2021 tăng 1,6% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
10 tháng đầu năm, CPI tăng 1,81% - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
CPI tháng 11 tăng trở lại
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2% so với tháng 12/2020.
Ngân hàng Thế giới nhận định: Kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện
Với dư địa tài khóa hiện có và những khó khăn trong việc chi ngân sách năm 2021, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022.
Chỉ số giá tiêu dùng có thể sẽ giảm tốc trong nửa đầu năm nay
Tạp chí danh tiếng Forbes vừa có bài phân tích về các xu hướng và đưa ra các dự đoán; nếu chúng xảy ra sẽ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và thị trường vốn trong năm 2022.
CPI tháng Một tăng 1,94% so với cùng kỳ
Tổng cục Thống kê công bố, do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán. So với cùng kỳ năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2022 tăng 1,94%; lạm phát cơ bản tháng 01/2022 tăng 0,66%.
Tháng 01/2022, chỉ số giá tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh tăng 0,25%
Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2022 của thành phố tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 1,42% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 57,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 01/2022
Thông tin từ Cục Thống kê Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2022 của Thành phố ước tính đạt 57,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ sẽ sớm được giải quyết vào tháng Ba tới?
Lý do là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã có kế hoạch sẽ chạy 85% công suất từ ngày 15/03 và từ đầu tháng 04/2022 sẽ chạy đủ 100% công suất; các thương nhân đầu mối tiếp tục có kế hoạch nhập khẩu xăng dầu.
Ban Chỉ đạo điều hành giá "lường trước tình huống xấu hơn" để có giải pháp ứng phó phù hợp
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: Năm 2022 diễn biến hết sức phức tạp. Các hàng hóa dịch vụ, nguyên vật liệu đầu vào có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân chính là do các nước phục hồi kinh tế sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
CPI tháng Ba có thể tiếp tục ở mức cao do chịu tác động chủ yếu từ giá xăng dầu tăng
Theo tính toán của Bộ Tài chính, trên cơ sở đánh giá diễn biến mặt bằng giá hàng hóa, dịch vụ trong thời gian qua, dự báo CPI tháng Ba có thể tiếp tục ở mức cao do chịu tác động chủ yếu từ giá xăng dầu tăng.
CPI quý I/2022 tăng 1,92%, lạm phát cơ bản tăng 0,81%
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng 03/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.
CPI tháng Tư tăng 0,18%, lạm phát được kiểm soát
Tổng cục Thống kê công bố: Chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng Tư tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.
Vì sao, chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm tăng 0,38%
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng Năm tăng 0,38% so với tháng trước.
Vì sao, giá cả nhiều mặt hàng đang tăng mạnh nhưng chỉ số CPI Việt Nam 6 tháng chỉ tăng 2,44%?
Theo số liệu mớt nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Việt Nam chỉ tăng 0,69% so với tháng trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này không phản ánh đúng giá cả thực tế.
Vì sao, lạm phát ở Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới?
Lý giải nguyên nhân lạm phát của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán dựa trên giá các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân và cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình tương ứng với các nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng.