Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

CPI tháng Tư tăng 0,18%, lạm phát được kiểm soát

Tổng cục Thống kê công bố: Chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng Tư tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát 04 tháng đang ở mức 2,1%, cao hơn mức tăng 0,89% của 04 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 04 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2020. 

Theo Tổng cục Thống kê những nguyên nhân chính làm CPI tháng Tư tăng gồm: Việc giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng theo giá nguyên liệu đầu vào sản xuất; dịch vụ giáo dục tăng trở lại tại một số địa phương sau thời gian miễn giảm học phí; giá ăn uống ngoài gia đình và dịch vụ du lịch tăng theo nhu cầu tiêu dùng. 

Với mức tăng nhẹ này, bình quân 04 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,89% của 04 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 04 tháng đầu năm 2017-2020.

Cụ thể, tốc độ tăng CPI 04 tháng đầu năm 2017-2020 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: tăng 4,8%; tăng 2,8%; tăng 2,71%; tăng 4,9%. Trong khi đó, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 04/2022 tăng 2,64%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 02 nhóm giảm giá.

Nhận định về con số này, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Tư, diễn ra vào ngày 29/04, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPI tháng 04/2022 chỉ tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của tháng Tư trong giai đoạn 2017-2022.

Ngay cả mức tăng 2,1% của bình quân 04 tháng cũng là tương đối thấp so với cùng kỳ các năm 2018-2020.

“Chúng ta đã thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát lạm phát, bảo đảm nguồn cung, dự trữ xăng dầu, kịp thời điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, giảm thuế giá trị gia tăng, góp phần giảm bớt áp lực tăng giá cho doanh nghiệp, người dân; ổn định thị trường điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Tuy vậy, cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá dầu, sự phục hồi của sức mua sản xuất, tiêu dùng trong nước, tác động dây chuyền đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào, vật liệu xây dựng, chi phí vận tải, lương thực, thực phẩm có thể gây rủi ro tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Việt Nam.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPI tháng Tư đã tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp 2 lần so với cùng kỳ các năm 2018-2021. “Rủi ro lạm phát tăng cao tạo áp lực lớn lên điều hành kinh tế vĩ mô cả năm 2022, làm giảm hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp”, Bộ Kế hoach và Đầu tư nhận định.

Ở góc độ khác, phân tích từ Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 04/2022 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 04 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản  tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2021.

Mức tăng này, theo Tổng cục Thống kê, là thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,1%), và điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và giá xăng, dầu.

Trong khi đó, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 04/2022 tăng 0,73% so với tháng trước; tăng 12,28% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 04 tháng đầu năm 2022 tăng 5,65%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 04/2022 tăng 0,07% so với tháng trước và giảm 0,64% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 04 tháng đầu năm 2022 giảm 0,66%.

Nguồn Tổng cục Thống kê

Bài liên quan

Tin mới

Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay
Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay

Trong bối cảnh thiếu hụt tàu bay hiện nay, ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không nội địa đang nỗ lực tìm cách giải bài toán tải cung ứng, cũng như giảm nhiệt giá vé máy bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khi dịp lễ 30/4 -1/5 và cao điểm Hè 2024 đang tới gần.

Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW
Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW

Huyện ủy Hải Hậu, tỉnh Nam Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 440/UBND-VP5 gửi: Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.