Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự báo CPI tháng Ba có thể tiếp tục ở mức cao

Chiều 14/03, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp với một số bộ ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu gồm: Xăng dầu, nguyên, nhiên vật liệu, sắt thép, phân bón, nông sản, dịch vụ vật tư y tế...

Dự cuộc họp tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Tổng cục Thống kê,… Tại điểm cầu địa phương có lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lạng Sơn, An Giang.

Trình bày báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn nêu rõ: Tình hình thực tế trong hơn 02 tháng đầu năm cho thấy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương đã chủ động nắm bắt tình hình và có các giải pháp kịp thời về công tác điều hành giá.

Theo Bộ Tài chính, đến nay, mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu trên thế giới tiếp tục gia tăng. Điều này tạo áp lực rất lớn đến chi phí sản xuất, nguồn cung. Công tác quản lý điều hành giá đến cuối năm rất khó khăn, không được chủ quan.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp với một số bộ ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu. Ảnh VGP/Quang Thương
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp với một số bộ ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu. Ảnh VGP/Quang Thương.

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng khái quát về diễn biến, nhận định và đề xuất các giải pháp, biện pháp để điều hành một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu.

Cụ thể, đối với mặt hàng xăng dầu, sau thời điểm tăng đột biến trong 02 tuần qua, giá dầu thế giới đã có dấu hiệu chững lại trong một vài ngày gần đây.

Nhấn mạnh, mặt hàng xăng dầu trong nước hiện chịu áp lực lớn về nguồn cung cho nhu cầu tiêu dùng và diễn biến giá thế giới, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các biện pháp điều hành để ổn định nguồn cung. Nắm bắt dự báo, diễn biến giá xăng dầu thế giới để có phương án điều hành phù hợp. Sử dụng Quỹ Bình ổn giá hợp lý, linh hoạt để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước.

Đồng thời tổ chức thực hiện và chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng diễn biến giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý,...

Theo Bộ Tài chính, xăng dầu tăng giá đã tạo áp lực lên các dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ. Hiện các doanh nghiệp vận tải đều đang tính toán để tăng giá cước.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu. Trên cơ sở đó, tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc tăng giá có phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào hay không, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong các yếu tố hình thành giá.

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu vé đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, thu cao hơn mức giá niêm yết.

Bộ Tài chính cho biết, giá thép xây dựng tại thị trường trong nước có thể tiếp tục tăng do chi phí nguyên vật liệu, nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng khi các công trình trọng điểm được đẩy nhanh triển khai. Trong thời gian tới, giá nguyên liệu thức ăn công nghiệp chính tiếp tục tăng do hạn chế nguồn cung.

Một số mặt hàng thiết yếu. Ảnh minh họa internet
Một số mặt hàng thiết yếu. Ảnh minh họa internet.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đưa ra một số kiến nghị đối với công tác điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu như: LPG; xi măng; thịt lợn; phân bón u rê; gạo; giá dịch vụ xét nghiệm virus SARS-CoV-2, giá vật tư, trang thiết bị y tế.

Trên cơ sở đánh giá diễn biến mặt bằng giá hàng hóa, dịch vụ trong thời gian qua, Bộ Tài chính dự báo CPI tháng Ba có thể tiếp tục ở mức cao do chịu tác động chủ yếu từ giá xăng dầu tăng. Dự báo CPI bình quân 03 tháng đầu năm sẽ ở mức từ 2-2,1% và vẫn nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra từ đầu năm.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,5% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong 9 tháng còn lại của năm 2022, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo các giải pháp cụ thể về công tác điều hành giá năm 2022 như: Văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10/2/2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 2/3/2022. Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện đến hết quý II/2022, có kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc hệ thống để đẩy mạnh thực hiện. Trong đó, đề nghị tập trung vào những biện pháp sau:

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp: Kê khai giá; niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá.

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý. Chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật Giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.