Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga sẽ sửa Hiến pháp để ông Putin nắm quyền lâu hơn?

Nước Nga đang trong thời cấm vận, yêu cầu về sự ổn định là cực kỳ quan trọng và Tổng thống Putin luôn lấy ổn định làm nền tảng quyền lực...

Nghị sĩ Nga kêu gọi sửa đổi Hiến pháp để Tổng thống Putin nắm quyền lâu hơn nữa

Newsweek ngày 18/5 đưa tin, nhóm nghị sĩ khu vực Chechnya đã chính thức yêu cầu Quốc hội Nga đưa ra những thay đổi cần thiết về kéo dài giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo, để Tổng thống Putin có thể tiếp tục nắm quyền sau khi kết thúc nhiệm kỳ 4.

Theo quy định của Hiến pháp Nga hiện thời, một Tổng thống Nga không thể tại vị quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Ngày 7/5, Tổng thống Putin đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ 4 và là nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp, vì vậy ông sẽ không thể tranh cừ nhiệm kỳ tiếp theo.

Nga sẽ sửa Hiến pháp để ông Putin nắm quyền lâu hơn? - Hình 1

Tổng thống Putin nắm quyền lực lâu dài đã trở nên cần thiết với nước Nga

Dù Hiến pháp Nga không giới hạn số lần một cá nhân ra tranh cử Tổng thống nên ông Putin vẫn có thề tranh cử vào năm 2030. Tuy nhiên, khi đó ông đã 78 tuổi, vì vậy các nghị sĩ mong muốn ông sẽ tranh cử ngay năm 2024, khi kết thúc nhiệm kỳ 4.

Đầu tháng 5 này, khi các quan chức Chechnya lần đầu đề cập tới việc họ đang chuẩn bị các hoạt động nhằm kêu gọi kéo dài giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống Nga, Điện Kremlin đã từ chối bình luận về khả năng này.

“Đây là vấn đề liên quan tới Hiến pháp, không nằm trong chương trình nghị sự của Tổng thống. Bản thân Tổng thống cũng nhiều lần bày tỏ lập trường liên quan tới việc điều chỉnh luật cơ bản”, Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết.

Chính Tổng thống Putin cũng từng tuyên bố rằng ông không muốn và cũng không có ý định sửa đổi Hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ lãnh đạo của mình. Ông sẽ tuân thủ quy định của Hiến pháp hiện hành.

"Tôi không bao giờ tìm cách thay đổi Hiến pháp hoặc điều chỉnh theo nhu cầu của tôi, và tôi không có bất kỳ kế hoạch như vậy", ông Putin trả NBC khi được hỏi về loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ như hiện nay.

Hồi tháng 3, khi được hỏi liệu ông có ý định tái tranh cử sau năm 2024 không, Tổng thống Putin đã hóm hỉnh khẳng định với báo giới rằng ông không muốn nắm giữ vị trí Tổng thống Nga cho đến năm 100 tuổi.

Rõ ràng nhà lãnh đạo Nga đương thời không có ý định kéo dài thêm thời gian nắm giữ quyền lực sau khi kết thúc nhiệm kỳ 4, song nhóm các nghị sĩ khu vực Chechnya đã rất quyết tâm và kỳ vọng sẽ thành công, bởi theo họ, điều đó là tốt cho nước Nga.

“Trong bối cảnh môi trường chính sách đối ngoại diễn biến phức tạp, điều quan trọng là cần duy trì sự tiếp nối của chính phủ. Việc ông Putin tiếp tục nắm quyền sẽ không làm suy giảm nền tảng dân chủ của nước Nga”.

Nga sẽ sửa Hiến pháp để ông Putin nắm quyền lâu hơn? - Hình 2

Người dân Nga luôn dành sự tín nhiệm cao cho Tổng thông Putin

Nội dung bản đề nghị của nhóm các nghị sĩ các nghị sĩ khu vực Chechnya gửi Chủ tịch Hạ viện Nga đã nêu rõ nguyên nhân họ muốn thay đổi Hiến pháp và lý giải về những tác động từ vấn đề này.

Tiền đề khiến các nhà lập pháp Nga mong muốn Tổng thống Putin nắm quyền lâu hơn nữa

Theo giới phân tích, vì Tổng thống Putin vừa mới nhậm chức và nhiệm kỳ 4 của ông còn tới 6 năm nữa, nên còn quá sớm để đề cập đến việc ông Putin tái cử, tuy nhiên những đề xuất của nhóm nghị sĩ khu vực Chechnya có khả năng thành công rất cao.

Để sửa đổi Hiến pháp thì cần phải thực hiện trưng cầu dân ý và điều đó hoàn toàn có thể thay đổi theo hướng kéo dài quyền lực của Tổng thống Putin, nghĩa là người dân Nga sẽ ủng hộ ý tưởng này. Tại sao lại nhận định như vậy?

Hẳn dư luận còn nhớ, nước Nga mà ông Putin nhận bàn giao từ ông Yeltsin chỉ là một quốc gia rộng về diện tích, nhiều đầu đạt hạt nhân và mạnh về vũ khí liên lục địa. Song lúc đó người dân Nga chỉ biết kêu trời vì khó khăn và bế tắc.

Ông Putin nhận chức Tổng thống Nga từ ông Yeltsin khi nước Nga chỉ là một quốc gia của chia rẽ, của tội phạm có tổ chức và được chính quyền dung túng. Lúc đó, chỉ lo việc của nước Nga cũng chưa xuể, chính quyền Nga còn sức đâu lo việc thế giới.

Tiếp quản vị trí người đứng đầu đất nước từ ông Yeltsin khi Nga chỉ còn là một quốc gia ngập trong thiếu thốn, nợ nần, nguy cơ nội chiến đe dọa sự thống nhất của nhà nước liên bang. Lúc đó, chỉ lo trả nợ, ổn định xã hội đã quá sức của chính quyền.

Vậy mà ông Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế siêu cường của Liên Xô chỉ trong chưa đầy một thập kỷ, ông Putin đã xây dựng một nước Nga siêu cường từ một xuất phát điểm yếu kém và gần như hỗn loạn mà người tiền nhiệm đã để lại, theo BBC.

Nếu ai đã từng biết về tình hình nội chiến tại Chechnya xảy ra gần chục năm, thách thức và đe dọa chính quyền mà người nổi tiếng cứng rắn như Tổng thống Yeltsin phải bó tay thì mới thấy giá trị vá ý nghĩa của việc Tổng thống Putin chấm dứt nội chiến. 

Nga sẽ sửa Hiến pháp để ông Putin nắm quyền lâu hơn? - Hình 3

Tổng thống Putin đã quyết chấm dứt cuộc nội chiến tại Chechnya mang lại sự ổn định cho nước Nga

Thủ lĩnh Dudayev của Chechnya thách thức cả nước Nga và có ý định đưa tình hình vượt ra khỏi biên giới nước Nga. Nhưng ngay khi nắm quyền, ông Putin đã tập trung giải quyết dứt khoát vấn đề Chechnya, chấm dứt đổ máu, đảm bảo ổn định xã hội.

Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng là đã đảm bảo tính thống nhất của nhà nước Liên bang Nga. Sau sự kiện Chechnya, không có bất cứ một chủ thể nào nằm trong nước Nga có ý định phá vỡ sự thống nhất của nhà nước Nga.

Đây là điều kiện quan trọng nhất giúp người Nga tập trung phát triển đất nước và thể hiện sức mạnh trong quan hệ đối ngoại. Nếu đất nước không ổn định, chủ quyền quốc gia sẽ bị đe dọa, khi đó không thể làm tốt được gì và không giữ được trọn vẹn những gì đã làm được.

Và không chỉ với nước Nga, mà ngay tại nước Mỹ, sự không ổn định trong chuyển giao và thực thi quyền lực cũng đã khiến cho người dân Mỹ, đất nước Mỹ đã mất đi rất nhiều nguồn lực và lợi ích to lớn.

Chỉ cần xét sự chuyển giao quyền lực từ các đời Tổng thống Bill Clinton, George W.Bush, Barak Obama và Donald Trump sẽ thấy những mất mát của nước Mỹ lớn nhường nào và đó là lý do ông Trump phải hô hào "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".

Theo báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ về thặng dư ngân sách, lần đầu tiên từ năm 1969, Mỹ có thặng ngân sách dưới thời Tổng thống Clinton, theo đó năm 1998 dư 69 tỷ USD, năm 1999 dư 126 tỷ USD, năm 2000 dư 236 tỷ USD.

Còn theo báo cáo của Văn phòng Quản lý và Ngân sách về nợ quốc gia, thì năm 1997 Mỹ nợ 5,369 nghìn tỷ USD, năm 1997 nợ 5,478 nghìn tỷ USD, năm 1999 nợ 5,606 tỷ USD và năm 2000 nợ 5,629 nghìn tỷ USD. Tăng trung bình 4%/năm.

Nga sẽ sửa Hiến pháp để ông Putin nắm quyền lâu hơn? - Hình 4

Tổng thống Bill Clinton đã mở ra giai đoạn phát triển dài nhất cho nước Mỹ thời hiện đại

Khi Tổng thống George W.Bush nắm quyền thì ngay lập tức diễn ra tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia tăng liên tục trong suốt 2 nhiệm kỳ 2001–2009. Đặc biệt, từ năm 2003, nợ quốc gia tăng mạnh, với hơn 500 tỷ USD/năm, xấp xỉ 10%.

Và đến tháng 10/2008, do chi tiêu chính phủ tăng mạnh, tổng nợ quốc gia của Mỹ đã tăng lên 11,5 nghìn tỷ USD, tăng hơn 100% so với năm 2000 khi Tổng thống Bush bắt đầu tiếp quản quyền lực.

Khi Tổng thống Obama nắm quyền, theo báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ, trong số 11,5 nghìn tỷ USD nợ quốc gia để lại từ người tiền nhiệm thì trong ngân khố quốc gia vẫn còn 3 nghìn tỳ USD để chính phủ chi tiêu.

Tuy nhiên, khi kết thúc nhiệm kỳ thì chính quyền Obama đã để lại khoản nợ công kỷ lục là 19,8 nghìn tỷ USD, nhưng ngân khố quốc gia thì không còn tiền, nghĩa là dưới thời Obama nợ quốc gia của Mỹ tăng tới 139%.

Đã có ví von là tất cả những gì mà chính quyền Tổng thống Clinton làm được thì đã bị chính quyền Tổng thống Bush và Tổng thống Obama "đốt sạch", song kinh tế-xã hội Mỹ lại không sáng hơn so với dưới thời Clinton, duy chỉ có nợ/đầu người là tăng.

Đó là về những thành quả, còn về chính sách thì giữa Tổng thống Bush và Tổng thống Obama đã có những khác biệt rất lớn, trong đó có việc chống khủng bố, mà kết quả là IS hiện hình sau khi Tổng thống Obama cho quân Mỹ rút khỏi Iraq.

Còn Tổng thống Trump, sau hơn 1 năm nắm quyền, đã xoá bỏ gần hết những di sản của những người tiền nhiệm, từ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ của Clinton đến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương của Obama...

Rõ ràng, từ thời Tổng thống Clinton cho đến nay, nước Mỹ đã xây - phá rất nhiều, và đi kèm với đó là những thiệt hại rất lớn. Dư luận nước Mỹ đã từng dấy lên việc tu chính Hiến pháp để Tổng thống Clinton có thể nắm quyền lực lâu hơn nữa.

Nga sẽ sửa Hiến pháp để ông Putin nắm quyền lâu hơn? - Hình 5

Tổng thống Trump đã xoá bỏ nhiều di sản của những người tiền nhiệm, một sự lãng phí của nước Mỹ

Bởi dưới thời chính quyền Clinton, nước Mỹ đã có chu kỳ phát triển dài nhất trong lịch sử thời hiện đại. Song điều đó đã không diễn ra và được nhìn nhận là lý do khiến nước Mỹ phải đối mặt với nợ công và sự lệch pha trong cơ cấu kinh tế như hiện nay.

Nước Nga đang trong thời cấm vận, yêu cầu về sự ổn định là cực kỳ quan trọng và Tổng thống Putin luôn lấy ổn định làm nền tảng cho việc thực thi quyền lực, do vậy kéo dài "thời đại Putin" cũng là cần thiết để bảo toàn những thành quả của nước Nga.

Theo Đất Việt

Bài liên quan

Tin mới

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc
UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo chí Tocepo Đầm Thị Nại, đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp báo công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề (UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh). Đây là Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.