Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Theo đó, dự thảo có thay đổi đáng chú ý tại quy định đối tượng áp dụng. Cụ thể, người mua, thuê mua nhà ở xã hội không còn nằm trong nhóm được hưởng chính sách ưu đãi vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Lý giải về điều này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, nguyên nhân sửa đổi là do Luật Nhà ở quy định các chính sách hỗ trợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Còn tại tổ chức tín dụng được chỉ định chỉ có chính sách hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, không có chính sách hỗ trợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Với đề xuất quy định trên, người dân muốn mua nhà ở xã hội chỉ còn một phương án duy nhất là tới Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn ưu đãi với lãi suất suất 4,8%/năm. Thế nhưng, theo quy định hiện tại, người dân muốn được vay tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội bắt buộc phải gửi tiết kiệm tối thiểu 12 tháng mới đủ điều kiện.

Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến bổ sung Khoản 4 Điều 6 về mức cho vay theo hướng bổ sung mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng.

Cụ thể, dự thảo nêu: Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Ngoài ra, dự thảo sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 về lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ. 

Lãi suất cho vay ưu đãi quy định trên phải đảm bảo nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ; lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thấp hơn đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán”. 

Liên quan vấn đề trên, trong văn bản kiến nghị chính sách về vốn vay mua nhà ở xã hội hồi tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội lại quy định trong giai đoạn 2015-2020, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thực hiện cho vay đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, kể cả dự án nhà ở xã hội để cho thuê.

Đồng thời, 4 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, do chưa được tái cấp vốn, hoặc cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước, nên cũng không có nguồn vốn tín dụng để cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay ưu đãi.

"Trong 5 năm qua, tất cả các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã phải vay thương mại với lãi suất khoảng 9%/năm và chi phí này được tính vào giá bán, giá cho thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội. Dẫn đến đơn giá nhà ở xã hội lên đến khoảng 18-20 triệu đồng/m2, tăng cao so với đơn giá 13-15 triệu đồng/m2 trong giai đoạn 2011-2015”, văn bản HoREA nêu.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, giá nhà ở xã hội đang bị đẩy lên, cùng việc người dân bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng thương mại như quy định tại dự thảo sẽ khiến mong muốn sở hữu nhà ở xã hội của người dân càng ngày khó.

"Trong 5 năm qua, tất cả các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã phải vay thương mại với lãi suất khoảng 9%/năm và chi phí này được tính vào giá bán, giá cho thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội. Dẫn đến đơn giá nhà ở xã hội lên đến khoảng 18-20 triệu đồng/m2, tăng cao so với đơn giá 13-15 triệu đồng/m2 trong giai đoạn 2011-2015”, văn bản HoREA nêu.

P.T