THCL - Sau 14 năm tổ chức Ngày thơ Việt Nam, khán giả trông chờ hơn ở sự đổi mới vào lần tổ chức thứ 15. Tuy nhiên, nhiều khán giả nhận định, Ngày thơ Việt Nam 2017 vẫn nhàm chán đến mức “tẻ nhạt”.
Ngày ngày 11/02, Ngày thơ Việt Nam 2017 đã khai mai tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám với sự tham dự của nhiều CLB yêu thơ trên khắp cả nước.
Tuy nội dung đã có sự thay đổi so với những năm trước, song Ngày thơ Việt Nam vẫn đi vào “lối mòn” của những năm trước.
Có vẻ như năm nay, BTC chú trọng đến phần nghe nhiều hơn phần nhìn nên các tiểu cảnh, hạng mục được trang bị đơn sơ, không thu hút người nhìn. Tuy nhiên, kể có có những tiết mục ngâm thơ thì người ngâm vẫn cứ ngâm, còn người nghe... chẳng buồn để ý.
Những gian hàng của các CLB yêu thơ cũng “sơ sài” đến mức tối giản. Gần như Ngày thơ chỉ gói gọn trong vài tiếng đồng hồ, rồi mọi người lại “tất bật” tháo dỡ gian hàng ngay trong buổi trưa. Chắc hẳn, BTC mong muốn “thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt”, Ngày thơ của cả nước cũng chỉ gói gọn trong vài tiếng buổi sáng, người yêu thơ nếu không kịp tới thưởng thức cũng đành ngậm ngùi ra về…
Những gian thơ sơ sài, tẻ nhạt
Là Ngày thơ Việt Nam, nhưng đại đa số người tham dự chủ yếu là người cao tuổi, rất hiếm những người trẻ tuổi tham dự ngày thơ, thậm chí câu chuyện đó cứ lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác.
Bạn Quân, một người trẻ tuổi cho biết: “Mình không mặn mà với thơ ca, nhưng cũng không ghét bỏ giá trị của cha ông để lại. Nhưng mà tổ chức hoành tráng thế mà chỉ để 1 lớp người tham gia, còn đại đa số giới trẻ “ngó lơ” thì vô cùng lãng phí. Mà tổ chức kiểu gì chỉ có vài tiếng, buổi trưa có ghé qua thì cũng kết thúc rồi”.
Theo ghi nhận của PV, ngay trong buổi trưa Ngày thơ Việt Nam, nhiều gian thơ của các CLB đã rục rịch thu dọn, người tham gia thưa thớt, chủ yếu là người cao tuổi. Trong khi đó, những thế hệ kế cận chưa có “sân chơi” để thể hiện, cũng như được chú trọng tới. Liệu rằng, khi lớp tre già lụi đi, thì ai là người quan tâm tới những giá trị của thơ ca với cách tổ chức như hiện nay?
Các hoạt động khác còn "thu hút" hơn hẳn các gian thơ
Là điểm nhấn của Ngày thơ Việt Nam, nhưng con đường thi nhân cũng “cẩu thả” tới mức “báo động”, thậm chí là “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như việc trích dẫn thơ sai của Đại thi hào Nguyễn Du; hay như sử dụng hình ảnh sai của Nhà thơ Hàn Mặc Tử...?
Tấm pano Hàn Mặc Tử nhưng lại để ảnh nhà thơ Yến Lan (?).
Với cách tổ chức như thế, liệu rằng, Ngày thơ Việt Nam những năm tiếp theo, có còn thu hút khán giả?
Quang Nam