Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghệ An: Xây dựng nông thôn mới đạt và vượt mục tiêu đề ra

Báo cáo của Ban tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) trong giai đoạn 2011-2018, Nghệ An xây dựng NTM đạt và vượt mục tiêu đề ra. Phấn đấu 61,5% xã, 4 huyện và trên 100 thôn bản đạt chuẩn NTM vào năm 2020.

Nghệ An huy động được hơn 30 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng NTM trong gần 8 năm triển khai; bình quân đạt 14,68 tiêu chí/xã; tăng 11,04 tiêu chí so với năm 2010. Toàn tỉnh đã có 181 xã và 50 thôn, bản đạt chuẩn NTM.

Nghệ An: Xây dựng nông thôn mới đạt và vượt mục tiêu đề ra - Hình 1

Mô hình rau sạch tại huyện Nam Đàn

Bộ mặt NTM ở Nghệ An đã có nhiều khởi sắc,hệ thống hạ tầng phát triển khá mạnh mẽ, nhất là các vùng khó khăn, miền núi. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận cư dân nông thôn được nâng lên đáng kể. Thu nhập khu vực nông thôn hiện nay của tỉnh Nghệ An đã tăng lên 24,8 triệu đồng/người/năm.

Tuy nhiên, kết quả xây dựng NTM của tỉnh còn nhiều tồn tại, đó là sự chênh lệch khá lớn về điều kiện, kết quả giữa các vùng miền. Một số xã chủ yếu đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn; chưa quan tâm đúng mức về phát triển sản xuất, thu nhập của người dân. Nguồn lực để đầu tư xây dựng NTM cho các xã chưa đáp ứng nhu cầu.

Đại diện ngành nông nghiệp Nghệ An- ông Hoàng Nghĩa Hiếu- Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Thời gian qua, sở này đã thực hiện 5.369 mô hình sản xuất về giống lúa, ngô, cây ăn quả... trong đó có 4.245 mô hình được nhân rộng.

Bên cạnh đó vẫn có những hạn chế trong công tác chỉ đạo sản xuất và xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, đó là: Diện tích, năng suất một số loại cây trồng hàng năm chưa đạt kế hoạch đề ra; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, giá trị gia tăng của một số sản phẩm chủ lực của tỉnh còn thấp. Việc tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất quy mô lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Vì vậy, thu nhập của người dân chưa thực sự cao.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu cho rằng, để công tác xây dựng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, cần rà soát lại các loại nông sản chủ lực, nông sản có thế mạnh của từng địa phương để định hướng cho việc nghiên cứu các đề tài khoa học và xây dựng nhân rộng các mô hình.

Trong cuộc hội thảo kết quả xây dựng NTM của Nghệ An giai đoạn 2011 - 2018, kế hoạch định hướng đến năm 2020 và những năm tiếp theo, vừa diễn ra ở Nghệ An ông Hồ Xuân Hùng- Hội trưởng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, những năm qua, Nghệ An đạt được nhiều thành tích cao trong phong trào xây dựng NTM. Tuy nhiên, trong quá trình xét duyệt, công nhận xã đạt chuẩn NTM còn hiện tượng châm chước, bỏ qua một số tiêu chí chưa thực sự đạt. Việc gắn tái cơ cấu nông nghiệp trong xây dựng NTM còn nhiều hạn chế; vấn đề môi trường, an ninh nông thôn còn nhiều bất cập; văn hóa nông thôn cần được quan tâm khôi phục.

Ông Hồ Xuân Hùng cũng nêu một số kinh nghiệm rút ra tại các tỉnh, thành trong nước: Ngoài hệ thống chính trị, còn có vai trò của hội các nghề nghiệp tham gia vào xây dựng NTM. Trong tái cơ cấu nông nghiệp cần tái cơ cấu về đất đai, nguồn nhân lực. Xác lập đúng vai trò của doanh nghiệp vào xây dựng NTM. Vai trò làm chủ của dân phải thể hiện được ưu tiên những gì người dân cần trước. Phát triển NTM phải gắn với văn hóa nông thôn.

Vì vậy, để phong trào xây dựng NTM đạt kết quả tốt nhất, địa phương cần tạo môi trường đầu tư cho doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách để khuyến khích cho các xã xây dựng NTM. Lồng ghép nguồn lực cho mục tiêu chung, bằng phương pháp đầu tư cuốn chiếu. Quan tâm đến sự huy động nguồn vốn từ đội ngũ con em lao động, học tập, công tác trong và ngoài nước và cuối cùng là nâng trách nhiệm đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.

Cũng theo ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, nhiệm vụ xây dựng NTM trong những năm tới xác định là rất khó khăn. Quan điểm của tỉnh, xây dựng NTM là việc làm thường xuyên, liên tục, không có điểm dừng.

Ban chỉ đạo xây dựng NTM Nghệ An sẽ quyết liệt hơn trong công tác kiểm tra chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc các địa phương thực hiện Chương trình NTM. Đối với các xã, căn cứ vào nguồn lực và tinh thần của người dân để cam kết về đích NTM với tỉnh trong thời gian tới.

Bảo Ngọc (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4
Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4

Cầu Châu Đốc thuộc dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 20,96 km, tổng mức đầu tư 2.131 tỷ đồng.

Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn
Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn

Để giải ngân hơn 8.800 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn; thay thế cán bộ yếu kém năng lực, nhũng nhiễu.

Lý do dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán?
Lý do dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán?

Lãi suất tiền gửi ngân hàng duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán, giá trị giao dịch bình quân sàn HOSE đạt 21,4 nghìn tỷ đồng/phiên trong quý I/2024, tăng 35,7% so với quý IV/2023.

Thủ tướng dự Quốc Giỗ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
Thủ tướng dự Quốc Giỗ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (10/3 năm Giáp Thìn), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ở Điện Kính Thiên, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Phú Thọ.

Đầu tư Thương mại SMC (SMC) thực hiện loại bỏ kinh doanh bất động sản
Đầu tư Thương mại SMC (SMC) thực hiện loại bỏ kinh doanh bất động sản

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC - sàn HOSE) thông qua loại bỏ hàng loạt ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh bất động sản.

Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024
Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Trong đó, Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.