Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghị định 15/2018/NĐ-CP về y tế: Cắt bỏ giấy phép con

Sự ra đời của NĐ 15/2018/NĐ-CP sẽ chấm dứt cái gọi là “giấy phép con” trong lĩnh vực y tế. Và sự kiện này, được các DN đánh giá cao khi giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho chính DN. Đây thực sự là bước tiến lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực ATTP nói riêng.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP về y tế: Cắt bỏ giấy phép con - Hình 1

Nghi định 15/2018/NĐ-CP là dấu “chấm hết” cho thời kỳ gian nan của các DN trong lĩnh vực thực phẩm

“Cởi trói” cho doanh nghiệp

Tại hội nghị phổ biến Nghị định 15 cho các DN thực phẩm và một số hiệp hội - do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với một số ngành hàng tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá: “Nghị định 15 ra đời thể hiện sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý ATTP của Bộ Y tế. Đồng thời, sẽ chấm dứt việc ra “giấy phép con”, tình trạng 1 chiếc bánh cõng 13 giấy phép con trong lĩnh vực y tế sẽ không còn tồn tại như trước đó”.

Ở một khía cạnh khác, sự thay đổi này không đơn thuần giúp DN tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn thể hiện sự thay đổi tư duy quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP. “Trước kia, chúng ta tiến hành kiểm tra theo phương thức tiền kiểm, giờ chuyển hẳn sang hậu kiểm. Đây là sự thay đổi cơ bản, là thời cơ chín muồi trong lĩnh vực cải cách hành chính của Bộ Y tế”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Điểm mới đầu tiên trong Nghị định 15 đó là DN được tự công bố sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó, thay vì gửi bản hồ sơ công bố tới các cơ quan nhà nước để xác nhận, chỉ trừ một số sản phẩm phải công bố tại Bộ Y tế và sở y tế.

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, với sự thay đổi này, sẽ có khoảng 95% sản phẩm thực phẩm không cần phải tiến hành các thủ tục về mặt hành chính. Khi đó, có thể tiết kiệm được 1,8 triệu ngày công và hơn 600 tỷ đồng. Thậm chí, theo một số chuyên gia, số tiền tiết kiệm được tổng thể có thể lên đến gần 10.000 tỷ đồng.

Tiếp đến đó là thay đổi quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh để bảo đảm ATTP, tiệm cận với các phương thức quản lý chung trên toàn cầu. Đó là mở rộng diện các DN không cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP, cũng như mở rộng đối tượng, các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Bên cạnh đó, nghị định lần này cũng quy định cụ thể các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo, quy định tại Điều 7 - Luật Quảng cáo.

Phân định rõ trách nhiệm

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, Nghị định 15 sẽ giúp DN tiết kiệm 90% thời gian và công sức trong việc thực thi thủ tục hành chính, nhưng sẽ nâng trách nhiệm của DN với sức khỏe người tiêu dùng lên 100%. Đây có thể nói là trách nhiệm tuyệt đối của DN.

Ngoài ra, Nghị định 15 thể hiện sự phân công, phân cấp mạnh mẽ trong trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; đồng thời, cũng giảm tải áp lực quản lý cho các cơ quan cấp bộ, ngành, tránh chồng chéo trong quản lý, nâng cao hiệu quả thực hiện.

“Nghị định số 15 đã cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho DN. Đây chính là món quá có ý nghĩa đầu tiên cho cộng đồng DN”, ông Lộc nói.

Trước khi Nghị định 15 có hiệu lực (từ ngày 2/2/2018), các quy định chi tiết thi hành Luật ATTP 2010 được thực hiện theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP với vô số quy định rắc rối, Nghị định 38 ngay từ khi ra đời đã trở thành nỗi ám ảnh đối với không ít DN và đây cũng chính là nguyên nhân tồn tại “giấy phép con” trong lĩnh vực y tế.

Vì vậy, sự ra đời của Nghị định 15 - chính là dấu chấm hết cho thời kỳ gian nan của các DN khi Nghị định 38 hết sức hành chính và hình thức nhưng không nâng cao được ATTP. Đồng thời, khẳng định Nghị định 15 thể hiện sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý ATTP của Bộ Y tế. Đây cũng là một bước tiến dài trong việc phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giữa các bộ, ngành và phân cấp cho địa phương.

Về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP, nghị định đã phân công rõ trách nhiệm quản lý của 3 bộ (Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo hướng các bộ quản lý theo nhóm ngành hàng từ đầu đến cuối.

Riêng đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, thì sẽ thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý có sản lượng lớn nhất. Còn các cơ sở không sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, thì ngành công thương quản lý, trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

Đối với các cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, thì được lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP để thực hiện các thủ tục hành chính.

Trước đó, hồi tháng 1/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã khẳng định: “Sẽ không còn việc kiểm tra chồng chéo giữa các cơ quan; áp dụng tối đa việc quản lý rủi ro trên cơ sở việc tuân thủ của DN. Việc này cũng chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm và áp dụng công nhận kết quả đánh giá của các nước khác”.

Phan Chinh

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024
Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024

Ngày 26/4, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024. Ông Lê Quốc Chỉnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban TVTU; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện và thành phố Nam Định.

Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang
Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang

Ngày 25/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1731/BVHTTDL- VHCS gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trả lời đề nghị của tỉnh về việc xin chủ trương bắn pháo hoa nổ tầm thấp và tầm cao tại địa phương.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định,...

ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   
ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank - Mã: KLB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào sáng 26/4. Theo đó, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế lên 800 tỷ đồng, dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2024.

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

Bộ Công an trả lời người dân về quyền khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.