Báo Thương hiệu Công luận trích đăng bài viết xoay quanh vấn đề này của tác giả Hoàng Phương Hiền (giáo viên tại TP Hồ Chí Minh).

Dư luận đặt vấn đề các cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo sau này sẽ tham gia hội đồng chọn sách giáo khoa hoặc sẽ “chỉ đạo ngầm” việc chọn sách giáo khoa, một khi đã hưởng thù lao thì làm sao không chọn sách của NXBGDVN?

Nhiều ý kiến cho rằng việc này khiến cho việc chọn sách giáo khoa mới sẽ không còn khách quan. Trong trường hợp ấy thì làm sao bộ sách khác ngoài NXBGDVN có thể được lựa chọn nữa? Làm sao chủ trương xã hội hoá việc xuất bản sách giáo khoa thành công?...

Với những nội dung ấy, nhiều người đưa ra phỏng đoán rằng có chuyện gì đó khuất tất giữa NXB với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM.

Chiều (17/12), NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐHSP TP.Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (Vepic) tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu về bộ SGK Cánh Diều trong chương trình GDPT mới.Chiều (17/12), NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐHSP TP.Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (Vepic) tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu về bộ SGK Cánh Diều trong chương trình GDPT mới.

Một điều… “lạ”

Sự “lạ” đó chính là sự xuất hiện của GS. Nguyễn Minh Thuyết. GS Thuyết đã xuất hiện trong lời dẫn của nhiều bài báo và nêu các ý kiến một cách khá đanh thép “cả chục lần” về việc NXB GDVN chi thù lao cho cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM.

Tất cả các bài báo đều giới thiệu GS. Nguyễn Minh Thuyết là Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoặc Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới…

GS. Nguyễn Minh Thuyết hiện là Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Ngữ văn – Tiếng Việt của Công ty Cổ phần đầu tư Xuất bản và Thiết bị giáo dục Việt Nam (Vepic) – một công ty đang là đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực sách giáo khoa với NXB GDVN.

Và như truyền thông đưa tin từ ngày 22/11/2019, GS. Nguyễn Minh Thuyết là Tổng chủ biên của cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - một trong năm cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo chương trình mới vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT ngày 22/11/2019.

Đây là bộ sách được biên soạn thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa theo tinh thần của Nghị quyết 88/2014/QH13. Có điều mừng là với tư cách người tiêu dùng, sự xuất hiện của bộ sách này đã xoá bỏ việc độc quyền xuất bản sách giáo khoa của NXBGDVN. Bộ sách giáo khoa của Công ty Vepic trong đó có sách giáo khoa Tiếng Việt 1 do GS. Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên hiện được đăng kí xuất bản qua hai nhà xuất bản là Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM.

Nhưng có điều rất đáng quan tâm là việc xuất hiện thường xuyên của GS. Nguyễn Minh Thuyết trong hàng loạt các bài báo. Nếu như GS. Nguyễn Minh Thuyết chỉ là Tổng chủ biên chương trình thôi thì không có gì để nói về tính khách quan, bởi ở cương vị đó tiếng nói của GS có thể được tin là vô tư, chính trực.

Tuy nhiên, với vị trí Tổng chủ biên một bộ sách giáo khoa và hiện nay bộ sách này đang cạnh tranh thị phần với các bộ sách giáo khoa của NXB GDVN, thì việc GS. Nguyễn Minh Thuyết xuất hiện như một “chiến binh” ở hàng chục các bài báo với các ý kiến tỏ ra rất sắc sảo, như thể đại diện cho sự công minh, chính trực, vô tư, “tấn công” trực diện vào NXB GDVN và Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nói chung và bộ sách Chân trời sáng tạo nói riêng, thì những ý kiến đó rất cần xem lại.

Cạnh tranh lành mạnh

Có một sự thật hiển nhiên qua nội dung trả lời của NXB GDVN là quá trình nhiều năm đóng góp công lao của các cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vào việc tổ chức biên soạn, biên tập bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”. Đó là sức lao động của nhiều người trong đó có các cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM.

Các cuốn sách giáo khoa trong bộ sách “Chân trời sáng tạo” đã được các hội đồng quốc gia thẩm định thông qua, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chính thức và được sử dụng trong phạm vi toàn quốc.

Đứng về mặt chất lượng, về mặt quản lí nhà nước, bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo” hoàn toàn đảm bảo. Bộ sách đã đáp ứng các tiêu chí để được các nhà trường trên phạm vi toàn quốc sử dụng giảng dạy.

Theo nhiều người làm khoa học và trực tiếp làm công tác biên soạn sách giáo khoa có kinh nghiệm lâu năm, việc gần đây có một số người vì cạnh tranh thiếu lành mạnh có những ý kiến thiếu khách quan, mang tính xung đột lợi ích về sách là sự phủ định “thô bạo” lên công sức của nhiều người, của tập thể tác giả, biên tập viên, hoạ sĩ thiết kế, của những người tham gia tổ chức bản thảo bộ sách “Chân trời sáng tạo” nói riêng và các bộ sách giáo khoa khác nói chung để tạo cơ hội cho bộ sách giáo khoa của mình vào đó để tranh giành thị trường?

Đó là một bộ sách giáo khoa đầu tư hàng trăm tỉ đồng, cộng với một tập thể đã lao tâm khổ trí để đạt được thành công ngày hôm nay. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, cần cạnh tranh lành mạnh, hãy thuyết phục giáo viên và học sinh sử dụng sách giáo khoa của mình bằng chính chất lượng bộ sách.

(Còn tiếp)

Hoàng Phương Hiền