Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngọn đuốc tình yêu Tây Bắc – sự đổi mới trong tư duy

Lừ vừa cưới vợ, đám cưới của Lừ muộn hơn theo thường lệ cưới hỏi của đồng bào người H'Mông của Lừ dù Lừ "đã bắt" vợ về nhà mấy tháng nay. Con trai của Lừ cũng vừa đầy tháng tuổi.

Một đám cưới trong mây

Nhà Lừ ở Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La. Nơi đây là vùng cao gồm những đỉnh núi có nơi khoảng 1800 -2000m so với mặt nước biển. Đồng bào người H'Mông là chủ yếu ở đây.

Các cháu nhỏ
Các cháu nhỏ người H'Mông vui chơi cùng khung cảnh biển mây đầy ảo diệu

"Săn mây Tà Xùa" là cụm từ mà bây giờ không chỉ đội phượt nhắc tới mà những ai yêu du lịch khám phá vùng cao Tây Bắc đều biết đến.

Nhưng tôi lên Tà Xùa lần này không phải vì cảnh đẹp và việc săn mây ở nơi này. Tôi lên vì để dự đám cưới của Lừ theo lời mời của cha Lừ.

Đám cưới diễn ra trong màn sương mờ ảo. Bếp lửa bập bùng và toả khói không thấm vào đâu so với lớp sương mù dày đặc ở nơi này. Nhưng bù lại rạp đám cưới và những bộ váy áo xanh đỏ sặc sỡ của các cô gái người H'Mông đã làm không gian đám cưới trở nên ấm áp hơn.

Các cô gái mông chụp ảnh trong đám cưới
Các cô gái mông chụp ảnh trong đám cưới

Cùng với những giàn ngô treo phơi khắp nhà, khắp bếp thành hàng vàng ươm khiến cho dù sự nhộn nhịp người qua lại hay rạp cưới đậm nét miền xuôi như và loa đài cùng hoa cài, bánh gato hay tháp ly rót rượu mừng cũng không phủ được nét đặc trưng của hình ảnh một ngôi nhà gỗ vùng cao Tây Bắc.

Những giàn ngô treo phơi khắp nhà, khắp bếp
Những giàn ngô treo phơi khắp nhà, khắp bếp

Để vào rạp đám cưới mỗi vị khách, và tất nhiên tôi cũng vậy phải nâng cạn hai chén rượu. Hai chén rượu này rất đặc biệt. Nó được làm từ đọt nứa và chai rượu được là từ lóng luồng. Quan niệm của người H'Mông đã uống rượu mừng là phải uống hai chén. Bởi có như vậy mới thể hiện đủ tấm chân tình và hai chén rượu cũng có ý nghĩa về lứa đôi trong cuộc sống của người vùng cao.

Khách được đón tiếp bằng rượu trước khi vào rạp cưới
Khách được đón tiếp bằng rượu trước khi vào rạp cưới

Trong hôn lễ, cô dâu và chú rể mặc bộ quần áo truyền thống của dân tộc H'Mông. Bộ quần áo thêu tay dệt thổ cẩm với chi tiết tỉ mẩn và chủ đạo là màu đỏ và hồng. Chuyện cưới hỏi và thủ tục cưới hỏi thoạt nhìn bên ngoài tưởng chừng như không có gì đặc biệt ngoài trừ trang phục và cách tiếp đón của người đồng bào. Nhưng tìm hiểu kỹ thì thấy rằng phía sau một hôn lễ là cả một quá trình không hề đơn giản.

Cô dâu chú rể…
Cô dâu chú rể…
Bố mẹ cô dâu mời rượu khách
Bố mẹ cô dâu mời rượu khách

Tục bắt vợ đã khác xưa nhưng vẫn còn tồn tại

Nói đến tục bắt vợ phải nói lại một chút câu chuyên của Bố Lừ. Bố Lừ xưa xuống huyện chơi  buổi chợ, gặp mẹ Lừ hồi đó đi bán củi. Cảm mến bố Lừ mà theo luôn về nhà.  Mãi thời gian sau hai vợ chồng mới dẫn nhau về nhà mẹ Lừ để thông báo là; "Tôi đã bắt con gái ông bà về làm vợ. Giờ về xin ông bà làm lễ".

Theo lời bố Lừ kể thì về phía ông bà ngoại của Lừ khi đó không thấy con gái về thì cũng hiểu rằng, con gái đã bị bắt theo người ta làm vợ. Chỉ là đường xá xa xôi, từ Hồng Ngài về Tà Xùa đi bộ cũng cả ngày đường nên phải một thời gian nữa con rể với con gái mới quay lại tìm bố mẹ xin phép.

Đó cũng là trường hợp bắt vợ "nhẹ nhàng" hiếm có của người H'Mông trước đây rồi.

Thường khi một chàng trai H'Mông đem lòng muốn bắt cô gái mà anh ta thích về làm vợ cũng sẽ phải có kế hoạch cụ thể. Trước tiên phải xác định cô gái ấy không cùng họ với chàng trai. Vì dù là bao đời hay vùng núi nào đi chăng nữa với người H'Mông cùng họ là anh em và không được lấy nhau. Rồi nhờ cậy ít nhất phải có 4 người tham gia vào cuộc bắt vợ ấy. Hai người sẽ được phân công xông vào nhà giữ chân bố mẹ cô dâu. Còn hai người khác sẽ xông vào bắt cô dâu đem đi.

Tục bắt vợ đã khác xưa nhưng vẫn còn tồn tại
Tục bắt vợ đã khác xưa nhưng vẫn còn tồn tại (Ảnh minh họa)

Thời gian bắt thường là buổi sáng lúc 4-5 giờ. Vì người H'Mông thường để củi bên ngoài nhà. Sáng sớm, cô gái H'Mông sẽ dậy để nhóm bếp và phải đi ra ngoài lấy củi. Lúc đó kế hoạch sẽ được triển khai.

Cũng có trường hợp cô dâu bị bắt giữa buổi chợ hay giữa mùa lễ hội mùa xuân khi những nụ hoa đào bắt đầu hé mở. Tùy từng vùng trên những rẻo cao mà phong tục bắt vợ của người H' Mông có sự khác nhau. Nhưng dù ở vùng nào thì bị ép uổng lấy người mình không yêu vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với những cô gái H'Mông tuổi trăng tròn.

Cuộc sống dần thay đổi và tục bắt vợ cũng đổi khác. Nhưng có khác đến mấy thì người dân mạn ngược cũng không thể nghĩ được rằng lại có một ngày việc bắt vợ lại khác hẳn như việc Lừ bắt vợ.

Lừ "bắt vợ" bằng ánh mắt của một chàng trai mới lớn đương độ khao khát yêu đương. Vợ Lừ cũng cảm mến Lừ và tình yêu giữa hai người nảy nở khi cùng đi học trường cấp 3 ở huyện. Học hết lớp 12 Lừ dắt người yêu về nhà nhẹ nhàng như  những đám mây hàng ngày đi qua ngõ nhà Lừ. Rồi hai người chào đón đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh. Con trai tròn 1 tháng tuổi, bố mẹ Lừ bắt đầu tổ chức lễ cưới mời quan viên hai họ và bạn bè, hàng xóm láng giềng.

Chuyện xưa chết vì yêu

Người H' Mông có câu ví rằng "Con gái Mông yêu vào ham chết, Phụ nữ Mông yêu vào ham sống". Có nghĩa là thời con gái nếu không lấy được người mình yêu sẽ nhất mực tự vẫn bằng cách nhảy thác đá hoặc lên rừng ăn lá ngón. Còn khi lấy chồng có con rồi lại ham sống để nuôi con chăm chồng. Sự mạnh mẽ và quyết liệt trong tình yêu của phụ nữ H'Mông không phải đâu cũng có được. Nhưng đó cũng là nỗi ám ảnh của các chàng trai H'Mông không may bị vào "tầm ngắm tình yêu" của một người con gái không phải là người trong lòng mình.Bởi rất có thể vô tình họ đã đẩy người con gái đó tìm đến cái chết…

Mùa A Chua là một chàng trai trong xã Háng Đồng kể lại rằng. Anh vẫn còn nhớ người con gái anh yêu, anh hy vọng cô ấy đã được bắt đi lấy chồng chứ không đi nhảy thác đá. Dù yêu cô ấy nhưng chị Dê vợ của anh bây giờ đã đem lòng yêu anh và nhất mực theo anh về làm vợ trong một lần anh xuống huyện chơi, sự mãnh liệt đó khiến A Chua không nỡ chối từ dù cho đến giờ anh vẫn nhớ đến người con gái năm xưa.

Giờ đã cùng Dê sinh được hai đứa con gái kháu khỉnh nhưng anh Chua vẫn đêm đêm đi rừng để bắt rồi nhớ về người mình đã từng yêu. Còn chị Dê thì câu chuyện của chị luôn là những con ma rừng hàng đêm tìm đến mỗi khi chồng không có nhà. Vợ A Chua hiểu được trong lòng chồng mình vẫn mãi nguyên vẹn tình yêu với người trước. Chị vẫn mong rằng anh đi nhưng vẫn sẽ trở về với vợ con.

Nếu những cô gái H'Mông có nỗi sợ bị bắt thì những chàng trai H'Mông cũng có những nỗi niềm riêng của họ. Trong chuyện yêu và lấy vợ nơi rẻo cao thật khó để nói rằng đâu vui đâu buồn và có lỗi thì tại ai. Chỉ biết rằng tục xưa để lại, con cháu như trúng phải lời nguyền về số phận khi tuổi bắt đầu yêu.

Bạn bè cô dâu và chú rể đến dự đám cưới trong sương mù
Bạn bè cô dâu và chú rể đến dự đám cưới trong sương mù

Giữa mênh mông rẻo cao giá lạnh nhiều câu chuyện “vì yêu” mà càng trở nên lạnh lẽo. Nếu đám cưới của bố Lừ là một đốm lửa nhỏ cách đây gần 20 năm thì đám cưới Lừ và tình yêu của Lừ có lẽ sẽ là một ngọn đuốc đưa những câu chuyện tình vùng cao và đặc biệt với người H'Mông Tây Bắc ra khỏi những hủ tục làm đau lòng người.

Thay đổi hủ tục là câu chuyện dài cùng thời gian. Tôi vẫn luôn hy vọng về một Tây Bắc với những ngọn đuốc tự do trong tình yêu một ngày nào đó sẽ sáng rực khắp bản làng người H'Mông .

Ghi chép Bùi Dương

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.