Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người thương binh không lấy vợ, làm thuê lấy tiền nuôi học sinh nghèo ở Bến Tre

Xuất ngũ trở về địa phương với thương tật là 83%, bị mất một tay, một chân và mù một con mắt nhưng ông Lê Văn Ý vẫn không quên lời dạy của Bác “Phải diệt giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt”. Chính vì vậy người thương binh này đã nguyện không lấy vợ và 37 năm qua ông dành hết số tiền mình kiếm được được để lo cho nhiều trẻ em nghèo được đi học và nhiều người đã thành đạt.

Người thương binh tàn nhưng không phế

Xuất ngũ trở về địa phương với thương tật 83%, ban đầu trong suy nghĩ của nhiều người ông Lê Văn Ý (hay còn có tên khác là Tám Ý, 78 tuổi, trú tại ấp Mỹ Sơn Đông, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) sẽ không tự mình lao động kiếm sống như người bình thường được nữa. Cuộc sống ở quê vốn thiếu thốn khó khăn trăm bề, ngay cả người lành lặn còn chật vật chứ nói gì đến một người thương tật như ông Tám Ý.

Trò chuyện với PV ông Lê Văn Ý tâm sự: “Tôi bị thương lần đầu tiên vào năm 1966, khi đó tôi bị mất 1 cánh tay và một bên mắt bị mù vĩnh viễn. Cho tới năm 1972 tôi lại bị thương và mất thêm 1 chân. Đau đớn vì không thể tiếp tục cầm súng chiến đấu cùng đồng đội, xong tôi vẫn xin ở lại bám trụ chiến trường.”

Người thương binh không lấy vợ, làm thuê lấy tiền nuôi học sinh nghèo ở Bến Tre - Hình 1

Ông Ý bên căn nhà không có cửa

Do sức khỏe yếu, không thể cầm súng, ông Tám Ý chuyển sang làm công việc sáng tác văn nghệ phục vụ anh em bộ đội, giúp đồng đội thư giãn sau những trận đánh cam go. Ông làm văn nghệ cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất mới trở về quê sinh sống. Tuy nhiên ông đã quyết định ở vậy cả đời chứ không lấy vợ. Mặc dù thương tích đầy mình nhưng ông Tám ý không muốn trở thành gánh nặng của gia đình. Ông bắt tay ngay vào làm kinh tế để giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo. “Trước đây là khó khăn trong chiến đấu còn vượt qua, bây giờ khó khăn trong lao động không lẽ mình chịu bỏ cuộc. Bộ đội đã không làm thì thôi, đã làm thì khó mấy cũng làm được”. ông Tám Ý nói.

Công việc đầu tiên của ông là cải tạo lại 2,7 công đất của gia đình để trồng dừa và và cây cảnh. Dù muôn vàn khó khăn nhưng vẫn không làm nhụt chí được người lính cụ hồ. Nhờ sự cần cù lao động mà chỉ sau vài năm sau ông Ý đã có trong tay 2 công dừa, và vườn cây cảnh trị giá mấy chục lượng vàng.

Đi làm thuê nuôi học trò nghèo

Dù có trong tay cả 2 công dừa và vườn cây cảnh trị giá mấy chục cây vàng nhưng sau đó ông thấy người anh trai mình còn khó khăn nên ông nhường lại toàn bộ vườn tược và nhà cửa cho anh trai. Sau đó, ông Ý dựng tạm túp lều ở ven sông Hàm Luông để che nắng che mưa. Sau này, ông được địa phương cấp cho nhà tình nghĩa, nhưng phải thuyết phục nhiều lần ông mới nhận, vì cho rằng còn nhiều bà con khác cần nhà ở hơn mình.

Không còn ruộng vườn nữa, hàng ngày ông Ý đi làm thuê, làm mướn khắp nơi. Tuy vậy, số tiền kiếm được cộng với số tiền trợ cấp thương binh hàng tháng ông vẫn dành hết để lo cho các học sinh nghèo hiếu học. Vì thế mà nhiều năm qua dù lao động chăm chỉ nhưng trong nhà ông Ý vẫn không có tài sản gì đáng giá. Căn nhà ông Ý đang ở lâu nay vẫn không có cánh cửa vì trong nhà có gì đâu mà mất”, một người hàng xóm của ông Ý chia sẻ..

Ông Ý tâm sự: “Khi tham gia cách mạng và trở về quê lập nghiệp, lúc nào tôi cũng nhớ câu nói của Bác Hồ là “Phải diệt giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt”. Thời chiến tranh, do điều kiện khó khăn nên bản thân tôi học hành không được bao nhiêu, nay đất nước hòa bình, người dân muốn phát triển thì chuyện học để có kiến thức để có trình độ là rất quan trọng. Chính vì thế mà tôi muốn dành một phần công sức nhỏ bé của mình để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục… Ngoài ra, tôi không có vợ con, chỉ sống một mình nên chẳng chi tiêu gì bao nhiêu, tất cả dành cho các cháu nghèo ăn học”.

Người thương binh không lấy vợ, làm thuê lấy tiền nuôi học sinh nghèo ở Bến Tre - Hình 2

Huân chương kháng chiến của ông Tám Ý.

Biết ở đâu có trẻ sắp phải bỏ học vì nghèo thì ông Ý tìm đến thuyết phục, vận động gia đình cho chúng đi học lại. Chuyện học phí, sách vở, bút mực thì ông lo. “Nhiều khi mình không có đồng nào trong túi nhưng không muốn những đứa trẻ nghèo phải nghỉ học một buổi nào nên tôi chạy đi vay mượn của người khác rồi đi làm trả lại dần. Nhìn thấy tụi nhỏ được cắp sách đến trường, tui lại có thêm động lực để đi làm, tích góp lo cho tụi nhỏ vào đầu năm sau”, ông Ý chia sẻ…

Trong những trường hợp được ông Ý giúp đỡ đi học, không ít người giờ đây đã thành tài, điển hình như: anh Nguyễn Văn Ẩn - người đầu tiên ông Ý giúp đỡ từ thời điểm năm 1980, sau đó anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, nay làm việc tại tỉnh Long An; anh Bùi Minh Long tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, giờ làm giám đốc chi nhánh một ngân hàng tại tỉnh Bình Dương. Hay anh Nguyễn Văn Tài, hiện đang là giảng viên Trường Đại học Cần Thơ và rất nhiều người đã có việc làm ổn định...

Hiện nay, ông Ý vẫn tiếp tục giúp đỡ cho 21 học sinh con nhà nghèo ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Trong đó, 2 cháu đang học đại học, 3 cháu đang học cấp 3, còn lại là cấp 2 và cấp 1. Ngoài ra để đáp lại ân nghĩa ngành y đã cứu sống mình trong cơn thập tử nhất sinh, ông Tám đã tình nguyện hiến xác cho Trường Đại học Y dược (TP.HCM) hơn 10 năm nay.

Với những đóng góp trong phong trào tại địa phương, ông Lê Văn Ý đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, cùng nhiều giấy khen của UBND huyện Mỏ Cày Bắc. Ông cũng vinh dự được Bộ trưởng Bộ VH- TT và DL tặng Bằng khen, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Năm 2013, ông được ra Hà Nội dự Đại hội “Người thương binh tiêu biểu”.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mỏ Cày Bắc cho biết: “Thương binh Lê Văn Ý đóng góp tích cực trong xây dựng hội cựu chiến binh địa phương. Đặc biệt, ông Ý đi đầu trong phong trào hỗ trợ giáo dục trẻ em đến trường, luôn chăm lo cho các em học sinh nghèo của địa phương. Cùng với đó, ông Ý luôn giữ vững phát huy truyền thống “bộ đội cụ Hồ, “thực hiện theo lời Bác dạy, thương binh “tàn nhưng không phế”, là gương sáng trong phong trào “Học tập làm theo tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh” để mọi người noi theo”.

Hải Nam_Trịnh Uyên.

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.