Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt bày bán tại Hệ thống Alisa

Mặc dù, quy định hàng hóa có xuất xứ nước ngoài khi lưu thông tại thị trường Việt Nam phải có nhãn phụ tiếng Việt, thế nhưng tại hệ thống Alisa quy định này đang bi bỏ ngỏ. Một số hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt đang bày bán tại Hệ thống Alisa.

Hệ thống Alisa với 04 cơ sở tại Hà Nội gồm: Số 02 Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm), số 184 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), Shop house 0103 Park2 Time City (Hai Bà Trưng) và Shop house 01 tòa S102 Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm). Ảnh: Tuấn Quang
Hệ thống Alisa với 04 cơ sở tại Hà Nội gồm: Số 02 Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm), số 184 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), Shop house 0103 Park2 Time City (Hai Bà Trưng) và Shop house 01 tòa S102 Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm). Ảnh: Tuấn Quang.

Với hơn 200 nghìn lượt theo dõi trên trang fanpage facebook và có 04 cơ sở được đặt tại những vị trí đắc địa tại Hà Nội, cùng với đó là cam kết về chất lượng và sự uy tín, Alisa là hệ thống kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ dùng cho bé... đã và đang được nhiều bà mẹ quan tâm tin dùng.

Tuy nhiên, gần đây lại có những thông tin về việc hệ thống này đang bày bán một số sản phẩm không không nhãn phụ tiếng Việt khiến nhiều khách hàng, lo lắng. Vậy, thực hư những thông tin này như thế nào?

“Quên” không dán nhãn phụ tiếng Việt

Để có cái nhìn khách quan, đa chiều cũng như có thông tin cảnh báo người tiêu dùng, ngày 31/08/2022, trong vai khách hàng cần tìm mua sản phẩm, phóng viên Thương hiệu và Công luận đã mục sở thị tại một số cơ sở thuộc hệ thống Alisa.

Nhiều sản phẩm tại cửa hàng không có nhãn phụ tiếng Việt. Ảnh: Tuấn Quang.
Sản phẩm tại cửa hàng không có nhãn phụ tiếng Việt. Ảnh: Tuấn Quang

Cụ thể, tại cơ sở Shop house 0103 Park2 Time City (Hà Nội) đang bày bán chủ yếu các mặt hàng thực phẩm chức năng và mỹ phẩm như Vitamin E, Vitamin C, Super Lecithin, Blackmores, Ginkgo Biloba, SpringLeaf, Nature’s Way Multivitamin, Bioisland DHA, Ostelin, Transino, Pregnacare max, Optibac probiotics... nước tẩy trang Simple, sữa rửa mặt Neutrogena curcuma clear, kem dưỡng da Zo’skin health, kem dưỡng New Shine Natural Cushion, kem chống nắng Cell Fusion, Kem chống nắng Heliocare 360, dầu tóc Ủ xả bưởi dừa Argan, sữa rửa mặt Cerave, nước tẩy trang SVR...

Ngoài ra, tại đây cũng đang kinh doanh một số sản phẩm sữa và bỉm dành cho trẻ như: sữa PediaSure, sữa Hikid, sữa Blédilait, sữa Blackmores, bỉm Moony, bỉm Merries... Nhưng điều đáng nói, các sản phẩm trên đều có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng lại không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt để thể hiện thông tin hàng hóa như ngày sản xuất, hạn sử dụng, công ty nhập khẩu, công ty phân phối, thành phần, cách bảo quản và cách sử dụng sản phẩm.

Rất khó có thể tìm thấy một sản phẩm có nhãn phụ tại cửa hàng. Ảnh: Tuấn Quang.
Rất khó có thể tìm thấy sản phẩm có nhãn phụ tại cửa hàng. Ảnh: Tuấn Quang

Cầm hộp sữa PediaSure loại 400r với 100% chữ nước ngoài trên tay, phóng viên thắc mắc với nhân viên về thành phần của sữa cũng như vì sao không có nhãn phụ tiếng Việt trên các sản phẩm tại cửa hàng, nhân viên vội đáp: “Thành phần sữa thì được in trên hộp, sản phẩm bên em cũng có nhãn phụ nhưng nhân viên chúng em quên không dán vào”.

Câu hỏi đặt ra, ở đây, phải chăng hệ thống Alisa chỉ là đang “quên” thực hiện quy định về nhãn hàng hóa?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP, về tem nhãn thì sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó.

Còn nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu (quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Sản phẩm sữa PediaSure và sữa Blédilait “trắng” thông tin tiếng việt. Ảnh: Tuấn Quang.
Sản phẩm sữa PediaSure và sữa Blédilait “trắng” thông tin tiếng Việt. Ảnh: Tuấn Quang

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ – CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì cá nhân tổ chức có hành vi không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam lên sản phẩm có tem mác bằng tiếng nước ngoài mà giá trị của sản phẩm đó từ 3 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 500.000đ đến 1 trệu đồng, đối với sản phẩm có giá trị trên 3 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tùy vào giá trị thực tế của sản phẩm mà bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Đối với sản phẩm có giá trị trên 100 triệu đồng thì mức phạt tiền sẽ từ 25 triệu đến 30 triệu đồng.

Không nhãn phụ là hàng xách tay

Với mong muốn có thông tin đa chiều và có căn cứ kiểm chứng cho lời giải cho giải thích “quên” dán nhãn phụ hàng hóa của hệ thống Alisa, phóng viên đã tới một cơ sở khác thuộc hệ thống Alisa tại số 184 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tại cơ sở này, phóng viên ghi nhận tình trạng kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tương tự như tại cơ sở Shop house 0103 Park2 Time City.

Nhiều sản phẩm tại cửa hàng Alisa số 184 Hoàng Quốc Việt 100% chữ nước ngoài. Ảnh: Tuấn Quang.
Sản phẩm tại cửa hàng Alisa số 184 Hoàng Quốc Việt 100% chữ nước ngoài. Ảnh: Tuấn Quang

Đáng chú ý, tại cơ sở 184 Hoàng Quốc Việt, nhân viên tại đây cho biết: “Hàng nhập khẩu sẽ có nhãn phụ còn hàng bên em đều là “hàng đi E” (theo giải thích của nhân viên tại đây chính là hàng xách tay - PV) nên không có nhãn phụ. Sau khi mua hàng, bên em chỉ có hóa đơn bán hàng còn hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) thì bên em chưa có cho khách hàng…”.

Qua đây, có thể thấy việc bày bán các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng lại không có nhãn phụ tiếng Việt đang diễn ra thường xuyên tại hệ thống Alisa. Điều này thể hiện sự xem nhẹ các quy định pháp luật, đồng thời gây khó khăn, nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm.

Theo Luật sư Nguyễn Tấn Khoa - Trưởng phòng Xử lý vi phạm của Chi nhánh Công ty Luật TNHH Phạm và Liên danh: “Dưới góc độ pháp lý, không có khái niệm "hàng xách tay". Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những hàng hóa được sản xuất, phân phối ở nước ngoài và được những người đi du lịch, công tác vận chuyển trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam dưới hình thức xách tay. Thông thường, các loại hàng xách tay này không được các cơ quan chức năng Việt Nam kiểm tra nên chất lượng hàng hoá không được giám sát nên không thông qua thủ tục hải quan, không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Hay nói cách khác, kinh doanh hàng xách tay chính là kinh doanh hàng hóa trốn thuế, nhập lậu”.

Hệ thống Alisa đẩy mạnh kinh doanh trên các nền tảng Facebook, Shopee, Lazada... Ảnh: Tuấn Quang.
Hệ thống Alisa đẩy mạnh kinh doanh trên các nền tảng Facebook, Shopee, Lazada... Ảnh: Tuấn Quang

Ở một khía cạnh khách, nhiều nhà làm luật cho rằng: Kinh doanh “hàng xách tay” được coi là hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện về nhập khẩu, gồm: Hàng hóa đó đã được thông qua hải quan theo thủ tục đối với hành lí của người xuất, nhập cảnh, được quy định tại Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Đảm bảo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; Hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đúng quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn, đồng thời, phải đóng đủ các loại thuế, phí theo quy định.

Theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022:

Các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Tuấn Quang - Nguyễn Dung

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng đề xuất 5 nhóm giải pháp trước những yếu tố khủng hoảng trên thế giới
Thủ tướng đề xuất 5 nhóm giải pháp trước những yếu tố khủng hoảng trên thế giới

Chiều 22/9 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78.

Triển lãm Thương mại quốc tế Chiết Giang 2023: Kết nối giao thương, xúc tiến thương mại
Triển lãm Thương mại quốc tế Chiết Giang 2023: Kết nối giao thương, xúc tiến thương mại

Triển lãm Thương mại quốc tế Chiết Giang 2023 - Hội chợ Hàng hóa Xuất khẩu Chiết Giang tại Việt Nam lần thứ 11 sẽ được tổ chức từ ngày 28-30/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Sự kiện do Sở Thương mại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) chủ trì và được đồng tổ chức bởi Công ty TNHH Triển lãm Quốc tế Yuanda Chiết Giang (Trung Quốc) cùng Công ty Vinexad.

Microsoft ra mắt Microsoft Copilot
Microsoft ra mắt Microsoft Copilot

Microsoft đã công bố ra mắt Microsoft Copilot, một trợ lý AI đột phá được thiết kế để hỗ trợ người dùng tương tác với công nghệ và nâng cao năng suất làm việc. Giải pháp này, sẽ có sẵn trên Windows 11, Microsoft 365, Edge và Bing để mang đến trải nghiệm AI mượt mà trên các ứng dụng và thiết bị.

“Ông trâu” nặng nhất lịch sử vô địch Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023
“Ông trâu” nặng nhất lịch sử vô địch Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023

Sáng nay, 23/9/2023 (9/8 năm Quý Mão), tại Sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng, đã diễn ra Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, có sự góp mặt của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, lãnh đạo Thành phố Hải Phòng, Ban tổ chức Lễ hội Chọi trâu truyền thống quận Đồ Sơn và hàng ngàn du khách thập phương.

Phát hiện một kho khí cười ẩn mình trong shop thời trang
Phát hiện một kho khí cười ẩn mình trong shop thời trang

Ngày 23/9, Công an xã Chuyên Ngoại, thị xã Duy Tiên, Hà Nam cho biết vừa thu giữ 64 bình khí cười không rõ nguồn gốc.

Bế mạc Diễn tập Đoàn kết ASEAN
Bế mạc Diễn tập Đoàn kết ASEAN

Phát biểu tại lễ bế mạc Diễn tập Đoàn kết ASEAN, Đô đốc Yudo nhấn mạnh, trong những ngày qua, các nước ASEAN đã tiến hành cuộc diễn tập với nhiều khoa mục như an ninh hàng hải, ứng phó thiên tai và các hoạt động cứu hộ. Quân đội các nước đã đã chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhằm nỗ lực nâng cao năng lực và sự sẵn sàng đối mặt với nhiều mối đe dọa khác nhau, có thể xảy ra trong khu vực.