Các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Sản phẩm sữa Aptamil tại cơ sở 452 Xã Đàn (Ảnh: Tuấn Quang)
Sản phẩm sữa Aptamil tại cơ sở 452 Xã Đàn. Ảnh Tuấn Quang.

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra, theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Nhiều mặt hàng không nhãn phụ tiếng Việt

Quy định của pháp luật là vậy, nhưng thời gian qua, tòa soạn Thương hiệu và Công luận lại liên tục nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc hệ thống cửa hàng Monnie Kids bày bán tràn lan nhiều sản phẩm có nhãn gốc bằng tiếng ngước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Điều này khiến người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ, cũng như chất lượng của sản phẩm đang được bày bán tại hệ thống Monnie Kids.

Nhiều sản phẩm sữa, bột ăn dặm không nhãn phụ tiếng Việt, toàn chữ nước ngoài (Ảnh: Tuấn Quang)
Nhiều sản phẩm sữa, bột ăn dặm không nhãn phụ tiếng Việt, toàn chữ nước ngoài. Ảnh Tuấn Quang.

Tiếp nhận phản ánh, ngày 01/08/2022, trong vai khách hàng cần tìm mua sản phẩm phóng viên đã mục sở thị một số cửa hàng thuộc hệ thống Monnie Kids và ghi nhận phản ánh của người tiêu dùng hoàn toàn có cơ sở.

Cụ thể, tại cơ sở 452 Xã Đàn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đang được bày bán phần lớn các mặt hàng nhập khẩu như sữa bột, thực phẩm ăn dặm, bỉm, máy móc, đồ chơi cho bé... với nhiều thương hiệu, chủng loại và mức giá khác nhau. Điều đáng nói, bên cạnh các sản phẩm được dán nhãn phụ bằng tiếng Việt cung cấp đầy đủ thông tin về tên, nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng sản phẩm... thì xuất hiện nhiều mặt hàng với 100 % chữ nước ngoài không nhãn phụ tiếng Việt, đi ngược lại với các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, gây khó khăn, hiểu lầm đối với khách hàng khi tìm kiếm thông tin sản phẩm.

Cầm hộp sữa bột Nan Optipro loại 800r/g không nhãn phụ tiếng Việt, 100% chữ nước ngoài trên tay, phóng viên thắc mắc với nhân viên cửa hàng về thành phần cũng như công dụng của sản phẩm. Lạ lùng thay, câu trả lời mà phóng viên nhận được chỉ là sự im lặng, lúng túng và đợi để tra thông tin trên điện thoại. Sau gần 10 phút trôi qua, nhân viên vẫn không trả lời được điều mà phóng viên cần biết.

Sản phẩm sữa Nan và bột ăn dặm Hipp không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo đúng quy định (Ảnh: Tuấn Quang)
Sản phẩm sữa Nan và bột ăn dặm Hipp không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo đúng quy định. Ảnh Tuấn Quang.

Có mặt tại một cơ sở khác tại số 102 Lê Lợi, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, phóng viên ghi nhân nhiều sản phẩm nhập khẩu tại đây cũng không nhãn phụ tiếng Việt như sữa Nan, bỉm Pampers, bỉm Merries, bỉm Moony Natural... Khi phóng viên hỏi về công dụng sản phẩm sữa Nan (sản phẩm này không nhãn phụ tiếng Việt - PV) nhân viên bán hàng tại đây đã nhanh miệng trả lời: “Sữa Nan chủ yếu phát triển khá toàn diện cả về trí tuệ lẫn cân nặng, bổ sung tốt cho đường tiêu hóa”. Tuy nhiên, khi được hỏi về thành phần của sữa thì nhân viên này phải “tìm kiếm thông tin trên Google…”.

Nhân viên của cửa hàng cũng không thể biết thành phần hay công dụng của sản phẩm nếu không có tra Google (Ảnh: Tuấn Quang)
Nhân viên của cửa hàng cũng không thể biết thành phần hay công dụng của sản phẩm nếu không có tra Google. Ảnh Tuấn Quang.

Ở đây, việc hàng hóa nhập có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng lại không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, cùng với việc, ngay cả nhân viên bán hàng tại hệ thống anỳ cũng không nắm rõ được thông tin về hàng hóa, sản phẩm chẳng khác nào như đánh đố người tiêu dùng.

Máy hút sữa Medela trắng thông tin tiếng Việt (Ảnh: Tuấn Quang)
Máy hút sữa Medela trắng thông tin tiếng Việt. Ảnh Tuấn Quang.

Theo tìm hiểu của phóng viên Thương hiệu và Công luận, hệ thống Monnie Kids bán hàng loạt sản phẩm dành cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh như bỉm, sữa, vitamin, đồ ăn dặm …

Đơn vị này có hơn 200 nghìn lượt theo dõi trên nền tảng mạng xã hội Facebook cùng lời khẳng định tại website https://monniekids.com/: “Monnie Kids là chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh cao cấp, chuyên cung cấp các sản phẩm đồ dùng cho mẹ và bé, đồ sơ sinh từ khi mẹ mang bầu đến lúc chăm sóc em bé”, thương hiệu Monnie Kids đã và đang chiếm được cảm tình, niềm tin yêu của các bà mẹ cũng như đa số khách hàng.

Hệ thống Monnie Kids quảng cáo rầm rộ trên nền tảng mạng xã hội Facebook và website https://monniekids.com/ (Ảnh: Tuấn Quang)
Hệ thống Monnie Kids quảng cáo rầm rộ trên nền tảng mạng xã hội Facebook và website https://monniekids.com/. Ảnh Tuấn Quang.

Tuy nhiên, đáp lại sự tin tưởng của người tiêu dùng, hệ thống Monnie Kids lại kinh doanh nhiều mặt hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không những vi phạm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động kinh doanh, mặt khác câu hỏi về nguồn gốc, chất lượng các sản phẩm tại hệ thống Monnie Kids cũng đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm.

Thiết nghĩ, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cũng như các cơ quan liên quan cần vào cuộc xác minh, kiểm tra và xử lý những sai phạm (nếu có) của hệ thống Monnie Kids nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường.

Một số sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt phóng viên ghi nhận được tại 02 cơ sở trên:

Sản phẩm núm ti thay thế Moyuum tại cơ sở 452 Xã Đàn (Ảnh: Tuấn Quang)
Sản phẩm núm ti thay thế Moyuum tại cơ sở 452 Xã Đàn. Ảnh Tuấn Quang.
Sản phẩm gạo hữu cơ Hàn Quốc tại cơ sở 452 Xã Đàn (Ảnh: Tuấn Quang)
Sản phẩm gạo hữu cơ Hàn Quốc tại cơ sở 452 Xã Đàn. Ảnh Tuấn Quang.
Sản phẩm Máy hút sữa Medela tại cơ sở 452 Xã Đàn (Ảnh: Tuấn Quang)
Sản phẩm Máy hút sữa Medela tại cơ sở 452 Xã Đàn. Ảnh Tuấn Quang.
Sản phẩm túi trữ sữa Moby tại cơ sở 452 Xã Đàn (Ảnh: Tuấn Quang)
Sản phẩm túi trữ sữa Moby tại cơ sở 452 Xã Đàn. Ảnh Tuấn Quang.
Một sản phẩm không biết là sữa gì tại cơ sở 452 Xã Đàn (Ảnh: Tuấn Quang)
Một sản phẩm không biết là sữa gì tại cơ sở 452 Xã Đàn
 Ảnh Tuấn Quang.
Sản phẩm sữa bột không rõ công dụng tại cơ sở 452 Xã Đàn (Ảnh: Tuấn Quang)
Sản phẩm sữa bột không rõ công dụng tại cơ sở 452 Xã Đàn. Ảnh Tuấn Quang.
Sản phẩm trợ ti Pigeon 100% chữ nước ngoài tại cơ sở 452 Xã Đàn (Ảnh: Tuấn Quang)
Sản phẩm trợ ti Pigeon 100% chữ nước ngoài tại cơ sở 452 Xã Đàn. Ảnh Tuấn Quang.
Một số loại bỉm tại cơ sở 102 Lê Lợi không bảo đảm quy định về nhãn hàng hóa (Ảnh: Tuấn Quang)
Một số loại bỉm tại cơ sở 102 Lê Lợi không bảo đảm quy định về nhãn hàng hóa. Ảnh Tuấn Quang.

Theo như quảng cáo trên trang website https://monniekids.com/ thì hệ thống Monnie Kids gồm 08 cơ sở trải rộng cả nước gồm:

Cơ sở 1: 452 Xã Đàn – Q. Đống Đa – Hà Nội; Cơ sở 2: 299 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Cơ sở 3: 102 Lê Lợi – Q. Hà Đông – Hà Nội; Cơ sở 4: 186 ngõ Văn Chương – Q. Đống Đa – Hà Nội; Cơ sở: 55 Khúc Thừa Dụ – Q. Cầu Giấy – Hà Nội; Cơ sở 6: 01SH15A – 01SH17 Tòa S203 Vinhomes Smartcity Đại Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội; Cở sở 7: 237 Hồng Bàng – P11 – Q5 – TP HCM; Cở sở 8: 276 Nguyễn Thiệt Thuật – P3 – Q3 – TP HCM.

Tuấn Quang