Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những dự án nhà ở xã hội trầy trật

Có dự án xin chuyển đổi từ thương mại sang nhà ở xã hội theo chi

Có dự án xin chuyển đổi từ thương mại sang nhà ở xã hội theo chiều hướng thị trường, có những dự án vấp thủ tục, kiện cáo...

Đã khởi công, mở bán, dự án vẫn… bất động!

Là dự án nhà thương mại đầu tiên được TP. Hà Nội đồng ý chuyển đổi sang thành nhà ở xã hội, lại nằm tại vị trí đắc địa nên Dự án 143 Trần Phú (quận Hà Đông) của CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU) thu hút được sự quan tâm của nhiều người có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn.

Được khởi công từ ngày 24/7/2013, là một trong các dự án được ưu tiên vay vốn từ gói 30.000 tỷ với lãi suất ưu đãi, nhưng đến nay, hơn hai tháng sau ngày khởi công, địa chỉ 143 Trần Phú, Hà Đông vẫn là một bãi đất trống.

Theo khảo sát thực địa của phóng viên, dự án hiện được chủ đầu tư quây tường rào tôn, nền đất đã bị đào bới, nhưng công trường bên trong vẫn chưa có máy móc, chưa có bóng dáng công nhân và còn ngổn ngang phế liệu.

Những dấu hiệu bên trong công trường cho thấy, dự án vẫn chưa được chủ đầu tư sẵn sàng triển khai một cách có hệ thống.

Được biết, tại đợt mở bán đầu tiên có mức giá khoảng 14 triệu đồng/m2, cao tương đương giá bán căn hộ tại một số dự án chung cư thương mại trên cùng địa bàn, nên nhiều khách hàng đã không còn mặn mà với căn hộ dự án này.

Để thu hút khách mua nhà, chủ đầu tư đã cho phép khách hàng “đặt cọc” mua căn hộ. Tuy nhiên, việc đặt cọc để mua nhà ở xã hội theo một số khách hàng là tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên họ không dám mạo hiểm “thả gà ra đuổi”. Ngay cả số lượng khách hàng đăng ký mua nhà tại dự án này cũng chưa một một lần được chủ đầu tư công bố.

Một dự án nhà ở xã hội khác cũng nổi như cồn vì sự vội vã động thổ khi chưa chính thức được giao đất là Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm của chủ đầu tư là CTCP BIC Việt Nam. Song sau hơn 4 tháng động thổ, dự án vẫn “đắp chiếu”.

Trước đó, chủ đầu tư đã đưa ra cam kết sẽ khởi công vào tháng 9/2013, song việc khoan trắc địa dự án đã bị phía đối tác là Tổng CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) gây khó dễ, không chịu bàn giao đất trên thực địa, bất chấp việc TP. Hà Nội đã có quyết định bàn giao đất.

Trao đổi với ĐTCK, một đại diện của BIC Việt Nam mới đây đã phải “đính chính” thông tin khởi công Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm. Theo đó, phải đến tháng 12/2013, dự án này mới được khởi công. Dù vậy, trên trang web của BIC Việt Nam, hiện số lượng khách hàng đăng ký mua đã vượt quá số lượng căn hộ theo quy hoạch của dự án.

Được vay vốn ưu đãi vẫn… đắp chiếu

Là một trong số ít dự án thương mại chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng, nhưng Dự án chung cư AZ Thăng Long của Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long đến nay cũng chưa có những động thái cho thấy chủ đầu tư sẽ sớm triển khai.

Trong khi đó, nhiều khách hàng từng góp vốn để mua căn hộ thương mại tại dự án này vẫn tiếp tục phản đối việc chuyển đổi dự án, bất chấp việc dự án đã được Thành phố đã đồng ý cho chuyển đổi tổ hợp nhà thương mại này sang nhà ở xã hội.

Một dự án khác cũng có số phận tương tự AZ Thăng Long là dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thành phố Giao lưu của Liên danh Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội và CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng Nhà và đất.

Dự án này đã được Thành phố đồng ý chủ trương chuyển đổi và là 1 trong 8 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện nhiều khách hàng góp vốn trước đây yêu cầu đòi rút vốn. Trong khi đó, một đại diện trong trong Liên danh chủ đầu tư đã bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam vì cố ý làm trái quy định của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Dự án nhà ở xã hội tại địa chỉ 30 Phạm Văn Đồng (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) của CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Dịch vụ Bắc Hà đang trong quá trình khoan thử địa chất làm móng. Đây vốn là Dự án tổ hợp văn phòng, dịch vụ, thương mại. Song chủ đầu tư đã xin chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội.

Để dự án sớm được triển khai và được vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản kiến nghị Sở Xây dựng cấp phép theo từng giai đoạn cho dự án này để chủ đầu tư sớm triển khai dự án.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc cấp phép xây dựng theo giai đoạn đối với Dự án nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng có thể được. Bởi đây là dự án xin chuyển đổi có đầy đủ hồ sơ giấy tờ nhất trong số dự án xin chuyển đổi trên địa bàn Hà Nội thời gian vừa qua

Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm của CTCP BIC Việt Nam. Dự án đã được động thổ từ ngày 28/5/2013 và dự kiến tiến hành khởi công trong tháng 9/2013. Thế nhưng, BIC Việt Nam đã không thể khởi công đúng hẹn, một phần vì đơn vị quản lý đất là Tổng công ty HUD không chịu bàn giao đất trên thực địa cho chủ đầu tư.

Theo đại diện chủ đầu tư, việc khởi công Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm sẽ lùi đến tháng 12, do dự án chưa hoàn tất thủ tục để có giấy phép xây dựng.

Mặc dù có mặt trong số ít dự án nhà ở xã hội được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng, nhưng Dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thành phố Giao lưu của Liên danh Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội và CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng Nhà và đất không biết đến khi nào mới được triển khai vì một trong các chủ đầu tư vướng vòng lao lý. Trong ảnh là lối vào Dự án Chung cư B5 Cầu Diễn, là một phần dự án thuộc Khu đô thị Thành phố Giao lưu.

Dự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú (quận Hà Đông) của CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sông Đà. Dự án đã khởi công từ tháng 7/2013, đã được chủ đầu tư tiến hành mở bán. Đây cũng là 1 trong 8 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng, nhưng dường như chủ đầu tư chưa có kế hoạch khởi công một cách có hệ thống.

Vì thế, công trường dự án không có hệ thống máy móc, không có công nhân, mặt bằng vẫn ngổn ngang phế liệu.

Theo Tin nhanh chứng khoán

Tin mới

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá (QLTT) đã ban hành Quyết định số 333/QĐ-QLTTTH về ban hành Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024.

Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024
Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024

Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa với cương vị là đơn vị chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Hoằng Hóa vừa xây dựng Kế hoạch số 66/KH-Đ3 ngày 17/4/2024 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn khu du lịch biển Hải Tiến năm 2024.

Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024
Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2024 của Đồng Nai đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 3,69% so với tháng trước và tăng hơn 12,7% so với tháng 4/2023.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới nhưng sản lượng thịt heo năm 2024 của Việt Nam dự báo chỉ tăng nhẹ 0,5% so với năm trước lên 2,05 triệu tấn.

Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Để phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quyền lợi cho người dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trên địa bàn.

‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.