Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những “hồng nhan bạc phận” trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ

Trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ có 16 “bóng hồng” là những trợ thủ đắc lực cho hai “ông trùm” Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam.

Cử nhân báo chí tổ chức đánh bạc

Trong số các nữ bị cáo của đường dây đánh bạc ngàn tỷ, nữ bị cáo Lưu Thị Hồng (SN 1976, quê Thọ Xuân, Thanh Hóa) là người gây chú ý hơn cả bởi nhan sắc xinh đẹp, lý lịch “trí thức”- cử nhân báo chí.  Cụ thể, bóng hồng Lưu Thị Hồng là trợ thủ đắc lực cho ông trùm đánh bạc Nguyễn Văn Dương, Hồng là người trực tiếp ký các hợp đồng, phụ lục hợp đồng về tỷ lệ ăn chia.

Những “hồng nhan bạc phận” trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ - Hình 1

Lưu Thị Hồng

Trước khi bị bắt, Lưu Thị Hồng là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), công ty do Nguyễn Văn Dương thành lập và là Chủ tịch HĐTV.

Đầu năm 2015, Phan Sào Nam - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty VTC Online, biết Công ty CNC của Dương là công ty bình phong thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), nên đã gặp và đề nghị Dương hợp tác phát hành phần mềm đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài Rikvip.

Lưu Thị Hồng được Nguyễn Văn Dương chỉ đạo ký Hợp đồng số 010/HĐKT/CNC-VTCO ngày 01/4/2015 với Công ty VTC Online do Phan Sào Nam đại diện, về việc “cung cấp dịch vụ phần mềm và giải pháp công nghệ” cho dịch vụ “Win2All khai thác thương mại với tên Rikvip theo địa chỉ Web www.Rikvip.com.

Chịu sự chỉ đạo của Nguyễn Văn Dương đã thực hiện ký các hợp đồng hợp tác phát hành game bài Rikvip, thuê tên miền, đăng ký dịch vụ tin nhắn thương hiệu và tham gia ký đối soát doanh thu tổ chức đánh bạc tổng cộng 4 tháng. Song không được ăn chia, hưởng lợi nguồn thu do đánh bạc mà có.

Tại cơ quan điều tra, Lưu Thị Hồng đã chủ động và thành khẩn khai báo. Thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước, VKSND tỉnh Phú Thọ đã miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Lưu Thị Hồng về tội Đưa hối lộ.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định, hành vi của Lưu Thị Hồng đủ yếu tố cấu thành tội phạm Tổ chức đánh bạc, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 với vai trò đồng phạm giúp sức.

Ông trùm đưa người thân vào vòng xoáy tố tụng

Trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ, ông trùm đánh bạc còn được nhiều bóng hồng là chính người thân trong gia đình giúp sức.

Để tiện bề làm ăn, năm 2015, ông trùm Phan Sào Nam đã lôi kéo chị họ là Đỗ Bích Thủy (SN 1972, trú tại quận Tân Bình, TP HCM; là con chị gái ruột mẹ Phan Sào Nam),  Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt (Công ty Nam Việt).

Theo cáo trạng, năm 2015, Phan Sào Nam đến gặp chị họ Đỗ Bích Thủy đề nghị mượn pháp nhân Công ty Nam Việt để xây dựng phần mềm trò chơi trực tuyến. Thủy đã đồng ý với đề nghị đó.

Giữa 2015, Nam ký hợp đồng với Đỗ Bích Thủy về việc phát triển và khai thác kinh doanh phần mềm thương mại Rikvip. Trong đó, phí bản quyền phần mềm theo thoả thuận là 600 triệu đồng. Công ty Nam Việt được hưởng 30% doanh thu.

Sau khi ký hợp đồng, Thủy phân công Hoàng Thành Trung (Phó giám đốc Công ty Nam Việt) phụ trách Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Từ đó, Thủy và Trung tiếp nhận 36 nhân viên từ công ty của Phan Sào Nam vào làm việc và tuyển dụng thêm hàng chục người khác để vận hành game bài Rikvip.

VKSND tỉnh Phú Thọ cáo buộc, sau khi đồng ý cho Phan Sào Nam mượn pháp nhân Công ty Nam Việt, Đỗ Bích Thủy đã chỉ đạo cấp dưới xây dựng phần mềm, vận hành hệ thống Rikvip để tổ chức đánh bạc trên mạng.

Thủy bị cáo buộc hành vi Tổ chức đánh bạc khi giúp ông trùm đường dây đánh bạc quản lý một phần doanh thu từ hành vi trái phép này.

Quá trình thực hiện, Nam bảo Thủy rút 50 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty Nam Việt để gửi tiết kiệm. Người hưởng thụ khoản tiền bất chính này là Thủy.

Ngoài ra, Phan Sào Nam đã nhờ Phan Thu Hương (SN 1961, ở Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội), là dì ruột của Nam, cho chuyển tiền vào tài khoản để cất giữ và Hương đồng ý. Sau đó, Nam chỉ đạo cấp dưới lần lượt chuyển hơn 216 tỷ đồng vào tài khoản tiết kiệm của Phan Thu Hương. Bên acnhj đó, Hương còn nhận tiền từ nhiều nguồn khác của Phan Sào Nam chuyển vào tài khoản của mình. Tổng số tiền Hương nhận từ Phan Sào Nam là hơn 236 tỷ đồng.

Nữ doanh nhân vướng lao lý

Trong số những bị cáo là nữ doanh nhân vướng lao lý vì đường dây của hai ông trùm cờ bạc nghìn tỷ, dư luận đặc biệt quan tâm đến nữ doanh nhân tài ba Châu Nguyên Anh (SN 1979, trú tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Giám đốc điều hành Công ty CP thanh toán điện tử VNPT EPAY.

Những “hồng nhan bạc phận” trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ - Hình 2

Châu Nguyên Anh 

Công ty VNPT EPAY được thành lập năm 2008 với lĩnh vực kinh doanh: Đại lý bán lại và phân phối thẻ trả trước; Phát hành và sản xuất các loại hình thẻ dữ liệu công nghệ cao như thẻ thông minh (có gắn chíp) và các loại thẻ dữ liệu khác; Dịch vụ cá thể hóa thẻ; Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di dộng, cố định, internet; Kinh doanh các dịch vụ thương mại điện tử, siêu thị điện tử, quảng cáo điện tử, đấu giá điện tử, giao dịch điện tử, ví điện tử; Kinh doanh các giải pháp phần mềm và công nghệ thông tin phục vụ cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến, điểm chấp nhận thanh toán, thanh toán di động và thẻ thanh toán.

Châu Nguyễn Anh đã “chôn vùi” sự nghiệp của mình khi dính với Cty CNC của ông trùm Nguyễn Văn Dương. VKSND tỉnh Phú Thọ cáo buộc, cuối 2015, Nguyễn Văn Dương chỉ đạo cấp dưới kết nối thêm với các công ty thanh toán trực tuyến để người chơi có thêm lựa chọn khi mua thẻ cào viễn thông phục vụ game bài Rikvip.

Theo thỏa thuận, các công ty thanh toán giao dịch tiền với Công ty CNC nhưng không xuất hóa đơn. Hàng loạt doanh nghiệp đã từ chối, chỉ có VNPT EPAY và một số công ty khác đồng ý sẽ thanh toán một phần sản lượng bằng tiền mặt cho Công ty CNC nhưng không xuất hóa đơn.

Để hợp thức khoản tiền không có hóa đơn này, nữ giám đốc điều hành 39 tuổi Châu Nguyên Anh cùng đồng phạm đã thỏa thuận để nâng khống doanh số hóa đơn lên 1.200 tỷ đồng. Trong đó, doanh số nâng khống xác định là 650 tỷ.

VKSND tỉnh Phú Thọ xác định, Châu Nguyên Anh là Giám đốc điều hành VNPT EPAY. Tuy nhiên, nữ bị can không trực tiếp bàn bạc hay thống nhất thỏa thuận với các đối tác trong việc tổ chức đánh bạc. Trong vụ án, Nguyên Anh không được hưởng lợi.

Do hết thời hạn điều tra, Cơ quan chức năng đã đình chỉ điều tra đối với Châu Nguyên Anh về hành vi Tổ chức đánh bạc.

Tại cơ quan điều tra, nữ giám đốc sinh năm 1979 đã thừa nhận hành vi Mua bán trái phép hóa đơn. VNPT EPAY đã nộp khắc phục hậu quả số tiền 53 tỷ đồng.

“Hồng nhan” rửa tiền

Trong 16 nữ bị can, Đoàn Thị Thu Hà (38 tuổi, ở quận Long Biên) bị truy tố tội Rửa tiền.

Theo cáo trạng, Hà là kế toán Công ty CP đầu tư UDIC do Nguyễn Văn Dương làm Chủ tịch HĐQT. Cuối 2015, Dương điều động người phụ nữ sang làm kế toán Công ty CNC.

Nữ nhân viên này được phân công tiếp nhận tiền doanh thu tổ chức đánh bạc, quản lý và thanh toán các chi phí liên quan đến các hạng mục trong hệ thống Rikvip do Công ty CNC và đối tác Công ty Giải pháp Việt thỏa thuận như: thuê tên miền, đầu số chăm sóc khách hàng, dịch vụ tin nhắn… Sau đó, Hà chuyển số tiền bất chính cho Dương.

VKSND còn cáo buộc Đoàn Thị Thu Hà giúp Nguyễn Văn Dương nâng khống vốn điều lệ góp vào UDIC lên. Từ đó, Dương được làm Chủ tịch HĐQT công ty này.

Sau khi nâng khống tiền, Hà giúp Dương lấy tiền thu lời bất chính từ tổ chức đánh bạc rồi hoàn trả vào Công ty UDIC. Từ đây, Nguyễn Văn Dương rửa tiền bằng việc góp 329 tỷ đồng vào dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

 “Bà trùm” viễn thông tổ chức đánh bạc

Trong dàn người đẹp đầy tài năng giúp sức cho hai ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ bị khởi tố, nhiều người rất tò mò về “bà trùm” viễn thông Lê Thị Lan Thanh.

Lê Thị Lan Thanh còn có biệt danh Thanh “vọng” (SN 1981) trú tại 53A ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Những “hồng nhan bạc phận” trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ - Hình 3

Lê Thị Lan Thanh

Từ năm 2009 đến 2013, Thanh đã mượn tên để thành lập năm công ty và trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông bao gồm các Công ty Cổ phần công nghệ và dịch vụ NETVIET (NETVIET); Công ty TNHH phát triển dich vụ và giải trí Đất Việt; Công ty TNHH công nghệ thương mại và Truyền thông Tam giác; Công ty Cổ phần Viễn thông và Giải trí số (GTS); Công ty TNHH Truyền thông BIBO.

Theo cáo trạng, trong giai đoạn Rikvip của vụ án: Tháng 2/2016 Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Quốc Tuấn đã báo cáo với ông Trùm Nguyễn Văn Dương cho kết nối thêm với cổng thanh toán NETVIET và GTS do Thanh điều hành nhưng không ký hợp đồng. Qua quá trình đối soát, Tuấn đã yêu cầu Thanh chuyển tiền đối soát vào các tài khoản cá nhân của Nguyễn Ngọc Thịnh và Đoàn thị Thu Hà (đều là nhân viên của Công ty CNC) số tiền 266.739.328.500 đồng;

Giai đoạn Tip.club: Từ tháng 2016 đến tháng 8/2017 công ty GTS của Thanh đã ký các hợp đồng thanh toán qua thẻ cào với 3 nhà mạng Viettel, Mobiphone và Vinaphone. Tổng số tiền các nhà mạng thu được từ các khách hàng sử dụng các dịch vụ liên quan đến cổng thanh toán công ty GTS của Thanh là hơn 7.000 tỷ đồng, các nhà mạng được chía lợi nhuận hơn 1.049 tỷ đồng và trả lại cho công ty GTS của Thanh hơn 6.079 tỷ đồng.

Từ ngày 1/9/2016 đến tháng 9/2017 sau khi thực hiện đối soát với các nhà mạng, công ty GTS đã chuyển cho công ty CNC số tiền hơn 4.583 tỷ đồng. Theo đó, Thanh và Ngô Thế Hưng (nhân viên Công ty GTS - là chồng của Thanh) cùng các nhân viên Lê Đình Soái, Nguyễn Thị Dung chuyển số tiền trên vào các tài khoản cá nhân mang tên Đào Đình Luận, Bùi Minh Huệ, Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Thịnh đều là nhân viên Công ty CNC số tiền hơn 2.442 tỷ đồng và chuyển vào tài khoản các nhân của Lê Đình Soái hơn 2.141 tỷ đồng để Soái rút tiền mặt đưa cho Đoàn thị Thu Hà.

Lê Thị Lan Thanh bị cáo buộc về tội “Mua bán trái phép hóa đơn” và tội “Tổ chức đánh bạc”. Tại cơ quan điều tra, Thanh “Vọng” thừa nhận hơn 2.442 tỷ đồng là tiền thanh toán đối soát.

Nhiều nữ trợ thủ cho ông trùm đã ly hôn

Nữ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Huyền (SN 1982, ở quận Long Biên, Hà Nội) bị cáo buộc là người đã bán hóa đơn khống với doanh số hơn 25 tỷ đồng, thu lợi chỉ 6 triệu đồng.

Những “hồng nhan bạc phận” trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ - Hình 4

Nguyễn Thị Thanh Huyền 

Ngoài hành vi bán hóa đơn nêu trên, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2015, Huyền còn mua 14 tờ hóa đơn GTGT khống của Lê Thị Lan Thanh với tổng doanh số hơn 57 tỷ đồng.

Toàn bộ số hóa đơn mua bán nêu trên, Huyền sử dụng làm chứng từ kê khai thuế đầu vào, đầu ra tại công ty AHHA. Hành vi của Nguyễn Thị Thanh Huyền bị VKS nhận định có đủ yếu tố cấu thành tội Mua bán trái phép hóa đơn, quy định tại khoản 1 Điều 203 BLHS năm 2015. Cuối phần khai báo của mình tại tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo Huyền nói “đã ly hôn chồng”.

Cùng cảnh ngộ, trong phần khai báo căn cước tại phiên tòa sơ thẩm, một số bị cáo nữ trong vụ án này cũng trình bày đã ly hôn chồng và tỏ ra xấu hổ khi phải đứng trước tòa trong ở vị trí bục khai báo.

Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC), Phan Sào Nam (Chủ tịch VTC Online) và các đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao để tổ chức đánh bạc qua mạng. Hành vi phạm tội này dựa vào sự trợ giúp của cựu tướng Vĩnh và Hoá - những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước, được giao đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Sau 28 tháng vận hành, đường dây đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ và xây dựng hệ thống gồm 25 đại lý cấp I và gần 6.000 đại lý cấp II, để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại. Theo đó, có gần 43.000 tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến, tổng thu lời bất chính hơn 9.850 tỷ đồng.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.