Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những khó khăn, thách thức trong các tháng cuối năm 2023

Dự báo tình hình kinh tế, chính trị xã hội, an ninh toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược các nước lớn ngày càng gay gắt, tính bất định gia tăng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi còn chậm và khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro; khủng hoảng năng lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào còn tiếp diễn; căng thẳng chính trị, xung đột Nga - Ucraina tiếp tục kéo dài, đặc biệt là xuất hiện một số rủi ro, thách thức mới về an ninh lương thực toàn cầu.

Sự bất ổn, không chắc chắn của kinh tế toàn cầu đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới khi nước ta là nền kinh tế có độ mở lớn, trong thời gian tới cũng sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, gắn với tận dụng cơ hội từ các FTA và xử lý các rủi ro gắn với cạnh tranh thương mại - công nghệ giữa các nước lớn, các chính sách quốc tế có tác động mạnh mẽ đến các ngành, lĩnh vực như việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, quy định của EU về việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp liên quan đến rừng, các sản phẩm thủy sản khai thác...

Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mới, với đầy rủi ro và thách thức; nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh tại các quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Âu - châu Mỹ, là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xu hướng phi toàn cầu hoá đang trỗi dậy mạnh mẽ; Chính sách bảo hộ của các nước ngày một tăng. Các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu sẽ là tiền đề để họ dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu (dự luật chống phá rừng, CBAM của EU; Mỹ gắn các vấn đề lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ...).

Xu hướng dịch chuyển nguồn cung về gần thị trường tiêu thụ để giảm thiểu các rủi ro gián đoạn nguồn hàng ngày càng rõ nét trong việc đa dạng hóa nguồn cung của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Các tập đoàn đa quốc gia đang thực hiện chiến lược chuyển dịch chuỗi cung ứng, sản xuất đến gần với thị trường tiêu thụ (Near sourcing) và đang dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất, (thay vì chỉ tập trung nhà máy sản xuất ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam). Các tập đoàn đa quốc gia đang tập trung đầu tư các nhà máy sản xuất ở một số nước như: Ấn Độ, Mexico, Braxin… làm gia tăng đối thủ cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần của Việt Nam tại các thị trường này.

Ở trong nước, chỉ số giá tiêu dùng trong nước vẫn được đánh giá ở mức khá cao so với các năm trước đó, việc tăng lương cơ sở từ 1/7 vừa thúc đẩy cầu trong nền kinh tế nhưng có thể sẽ gây ra những hệ lụy nhất định đối với doanh nghiệp, người lao động, nhất là vấn đề gia tăng mặt bằng giá cả trong nước.

Công tác điều hành giá cả dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn với áp lực lạm phát gia tăng do giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng giá, rủi ro về tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu trong nước.

Từ những rủi ro, thách thức nêu trên, đòi hỏi toàn ngành công thương không được lơ là, chủ quan, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để sẵn sàng các phương án giải pháp ứng phó kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra của ngành.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Công an TP. Thanh Hóa bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất bằng tốt nghiệp giả
Công an TP. Thanh Hóa bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất bằng tốt nghiệp giả

Thông tin từ Cơ quan Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa bắt giữ nhóm đối tượng chuyên sản xuất bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng giả.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc phí giao thông nội đô
Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc phí giao thông nội đô

Sáng 21/5, Quốc hội thảo luận dự Luật Đường bộ. Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Phương Thủy (đoàn TP. Hà Nội) đề nghị cân nhắc phí giao thông nội đô, áp dụng với ôtô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.

Đông Hải Bến Tre (DHC): Chốt chia cổ tức 10% bằng tiền, Thành viên HĐQT liên tục bán lượng lớn cổ phiếu
Đông Hải Bến Tre (DHC): Chốt chia cổ tức 10% bằng tiền, Thành viên HĐQT liên tục bán lượng lớn cổ phiếu

Ngày 11/6 tới đây, CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt cuối năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 10%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng.

Chuẩn bị khai mạc Lễ hội Trái cây Nam Bộ lần thứ 20 - Suối Tiên Farm Festival 2024
Chuẩn bị khai mạc Lễ hội Trái cây Nam Bộ lần thứ 20 - Suối Tiên Farm Festival 2024

Với chủ đề "Hành trình làm nông hạnh phúc" Lễ hội Trái cây Nam Bộ lần thứ 20 chính thức khai mạc vào ngày 01/06 và diễn ra đến hết ngày 31/08/2024 tại Khu Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên.

Lợi nhuận của ngân hàng có 'đẹp' như báo cáo?
Lợi nhuận của ngân hàng có 'đẹp' như báo cáo?

Lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn ở mức cao, nhưng một số chuyên gia kinh tế cho rằng điều đó chưa đủ cơ sở để nói rằng còn dư địa để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, bởi nợ xấu nhà băng đang tiềm ẩn gia tăng.

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm

Sáng 21/5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến 63 tỉnh, thành phố về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị.