Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những ‘ông trùm tài chính’ đang vướng vòng lao lý

Việc bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà đã nối dài danh sách các “ông trùm tài chính” đang vướng vòng lao lý như: Nguyễn Đức Kiên (Ngân hàng ACB), Trần Phương Bình (DongABank), Phạm Công Danh (chủ tịch HĐQT VNCB)...Trong đó, có những “ông trùm” phải lãnh án chung thân cho những vi phạm khi còn đương nhiệm.

Ông Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB

Những ‘ông trùm tài chính’ đang vướng vòng lao lý - Hình 1

Bị cáo Phạm Công Danh trong 1 lần xét xử

Có lẽ Phạm Công Danh là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian vừa qua, liên quan đến hàng loạt sai phạm trong ngân hàng cũng như có không ít liên đới tới  “cựu lãnh đạo” vang bóng một thời của nhiều ngân hàng khác như Trần Bắc Hà, Trầm Bê…

Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Công Danh đã chỉ đạo nhân viên thực hiện hành vi sai phạm, trái quy định pháp luật, gây thiệt hại hơn 13.164 tỷ đồng cho VNCB bao gồm sử dụng 29 pháp nhân công ty vay vốn tại 3 ngân hàng hơn 6.100 tỷ đồng.

Sau 2 giai đoạn xét xử, Phạm Công Danh nhận mức án 30 năm tù tội cố ý làm trái quy đinh trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV

Những ‘ông trùm tài chính’ đang vướng vòng lao lý - Hình 2

Ông Trần Bắc Hà

Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào tháng 5/2018, ông Trần Bắc Hà có những vi phạm rất nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Trong đó có sai phạm trong việc cho vay 4.700 tỷ đồng cho 12 công ty của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV sinh năm 1956 tại Hà Nội. Trước khi nghỉ hưu tháng 9/2016, ông Hà có 35 năm gắn bó với ngân hàng này.

Ông Hà được xác định liên quan tới đại án Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank, với 2 tư cách: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là người làm chứng, và đại án Phạm Công Danh xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Tuy nhiên, tại phiên xét xử vụ án này vào tháng 1/2018, khi được triệu tập đến toà với tư cách “người có nghĩa vụ liên quan”, ông Trần Bắc Hà đã vắng mặt với lý do “xin ra nước ngoài chữa bệnh”.

Ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch Sacombank

Những ‘ông trùm tài chính’ đang vướng vòng lao lý - Hình 3

Ông Trầm Bê được đưa vào phòng xử sau cùng

Mặc dù, lĩnh vực đầu tiên khi Trầm Bê bước chân vào thương trường là chế biến lâm sản rồi bất động sản, y tế…nhưng lĩnh vực đưa Trầm Bê nổi lên là tài chính ngân hàng và cũng chính lĩnh vực này đã khiến ông “ngã ngựa”.

Trong vụ án liên quan Phạm Công Danh, còn gọi là vụ Phạm Công Danh giai đoạn 2, ông Trầm Bê cùng với Phạm Công Danh, Phan Huy Khang bị cáo buộc là đã thống nhất để cho Sacombank cho Phạm Công Danh vay tối đa 1.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB.

Việc vay tiền được ông Danh thực hiện thông qua việc để tên các công ty đứng tên vay, nhưng khi đến hạn hợp đồng tín dụng các công ty không trả được, Sacombank đã tự động thu 1.835,8 tỷ đồng (cả gốc và lãi) từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank để thu hồi nợ. Do các công ty không có tài sản đảm bảo nên VNCB không thu hồi được số tiền gửi đã dùng để trả nợ thay cho các công ty, gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 1.835 tỷ.

Hiện, Trầm Bê đang thụ án 4 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậy quả nghiêm trọng”.

Mặc dù đang ở tù nhưng đến chiều 29/11 vừa qua, cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can Trầm Bê để điều tra hành vi vi pham quy định về cho vay trọng hoạt động của các tổ chức tín dụng, liên quan tới "siêu lừa" Dương Thanh Cường.

Ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên Hội đồng sáng lập ACB

Những ‘ông trùm tài chính’ đang vướng vòng lao lý - Hình 4

Ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên Hội đồng sáng lập ACB

Nguyễn Đức Kiên hay còn gọi là Bầu Kiên, Kiên Bạc, nguyên Phó Chủ tịch Tập đoàn ACB đang thụ án 30 năm tù giam với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo và Cố ý làm trái.

Ông sinh năm 1964 tại Gia Lâm, Hà Nội. Chiều tối 20/8/2012, ông Kiên bị bắt giữ để làm rõ hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế, cụ thể là ông Kiên có liên quan tới sai phạm của 3 công ty con do ông này làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (gồm: Công ty đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội).

Theo bản án sơ thẩm của TAND TP. Hà Nội tuyên ngày 9/6/2014, bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị phạt 20 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép, 6 năm 6 tháng về tội Trốn thuế, 20 năm về tội Lừa đảo, 18 năm do Cố ý làm trái. Tổng hợp hình phạt bị cáo phải chấp hành là 30 năm (mức tối đa theo luật định); nộp phạt bổ sung 75 tỷ do trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo. 

Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 15/12/2014, Tòa tuyên y án sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Đức Kiên, tổng cộng là 30 năm tù giam, nộp phạt 75 tỷ đồng trốn thuế, 100 triệu đồng tội lừa đảo; cấm giữ mọi chức vụ về ngân hàng, tài chính trong vòng 5 năm sau khi ra tù.

Trần Phương Bình, Phó Chủ tịch HĐQT DongABank

Những ‘ông trùm tài chính’ đang vướng vòng lao lý - Hình 5

Bị cáo Trần Phương Bình (giữa) tại phiên xét xử

Trần Phương Bình sinh năm 1959 tại TP.HCM, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á (Đông Á Bank - DAB). Tháng 12/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với một số cán bộ nguyên là lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Đông Á do vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động tiền tệ ngân hàng, trong đó có ông Trần Phương Bình–nguyên Tổng giám đốc DongA Bank.

Từ ngày 27/11/2018, TAND TP.HCM đang xét xử vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á.

Theo cáo trạng, trong quá trình điều hành DAB, Trần Phương Bình đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái Luật Kế toán, Luật Các tổ chức tín dụng và Điều lệ ngân hàng... cùng các nhân viên trong DAB và những người liên quan thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho DAB 3.608 tỷ đồng. Từ các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nêu trên là nguyên nhân dẫn đến thực trạng DAB tại thời điểm 31/12/2015 lỗ luỹ kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Tạ Bá Long, cựu chủ tịch GPBank

Những ‘ông trùm tài chính’ đang vướng vòng lao lý - Hình 6

Ông Tạ Bá Long khi còn đương nhiệm

Trước khi bị NHNN mua 0 đồng vào năm 2015, ông Tạ Bá Long cựu chủ tịch Ngân hàng Dầu khí (GPBank) và người liên quan sở hữu đến 35% vốn của ngân hàng này.

Ông Long bị bắt giam trước đó, cuối năm 2017 bị tòa án đưa ra xét xử và tuyên phạt ông Long 5 năm tù về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại hơn 4.700 tỷ đồng xảy ra tại GPBank.

Hằng Vương (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.