Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những quyết định bổ nhiệm gây “băn khoăn” tại ĐH Sài Gòn

Ông Quân bổ nhiệm, luân chuyển gần 100 trường hợp sau 9 tháng giữ chức Hiệu trưởng trường ĐH Sài Gòn.

Bỏ phiếu cho chính mình

Nhiều cán bộ công tác tại trường Đại học Sài Gòn phản ánh việc lấy ý kiến bổ sung chức danh Phó Giáo sư (PGS) tại trường vào ngày 28/3/2017 do ông Phạm Hoàng Quân  - Hiệu trưởng nhà trường chủ trì có nhiều khuất tất.

Theo Biên bản họp Hội đồng Khoa học và đào tạo của trường ĐH Sài Gòn ngày 28/3/2017, thành phần cuộc họp có 23 thành viên, trong đó các thành viên trong danh sách hội đồng khoa học chỉ bao gồm hiệu trưởng, hiệu phó, đại diện các trưởng phó khoa, phòng và mặc nhiên trong đó không có thành phần “đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ”.

Mặt khác, hội đồng bỏ phiếu cho các PGS này có đến 5 người  trình độ thạc sĩ được giao đảm nhiệm quản lý các phòng khoa chuyên môn quan trọng.

TS. Nguyễn Thanh Tân vừa làm Thư ký hội đồng vừa làm trưởng ban kiểm phiếu buổi bầu chọn. Kết quả theo biên bản kiểm phiếu bổ nhiệm ngày 28/3/2017, ông Trần Đình Ph. và bà Nguyễn Thị Thúy D. cùng đạt 23/23 phiếu bầu (tỉ lệ 100%). Điều đáng nói, ông Ph. và bà D. là người có tên trong danh sách Hội đồng này và được bỏ phiếu cho chính mình, hai trường hợp còn lại có cùng tỉ lệ phiếu bầu 10/23 (tỉ lệ 43.48%).

Những quyết định bổ nhiệm gây “băn khoăn” tại ĐH Sài Gòn - Hình 1

Trường ĐH Sài Gòn - nơi ông Phạm Hoàng Quân làm hiệu trưởng

Tuy nhiên cũng tại biên bản này, TS. Nguyễn Thanh Tân (Trưởng ban kiểm phiếu) lại ghi “Số phiếu hợp lệ là không (0) phiếu”, tức là cả 23 người tham gia bỏ phiếu kín hôm đó đều không hợp lệ. Vậy nhưng, lãnh đạo ĐHSG vẫn dựa trên cơ sở số phiếu không hợp lệ đó để ra quyết định bổ nhiệm PGS cho ông Ph. và bà D., trong khi 2 trường hợp còn lại thì không được bổ nhiệm.

Một cán bộ làm việc tại trường cho hay: "Quy định tại Khoản 2, Điều 13 Điều lệ trường Đại học của Thủ tướng chính phủ ban hành theo QĐ số 70/2014: “Hội đồng khoa học và đào tạo có Chủ tịch, thư ký và các thành viên; có số lượng thành viên là số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, bao gồm: Hiệu trưởng, một số phó hiệu trưởng; trưởng của một số khoa, viện, phòng chức năng trong trường; đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; một số đại diện các nhà khoa học có liên quan hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, không phải giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của trường (nếu cần thiết)".

Cũng theo cán bộ này, nếu chiếu theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ thì một số thành phần tham gia buổi lấy ý kiến bổ nhiệm chức danh PGS tại trường ĐH Sài Gòn diễn ra vào ngày 28/3/2017 không hợp lệ nhưng vẫn được công nhận ý kiến, tính là số phiếu hợp lệ.

Cấp dưới ra quyết định bổ nhiệm cấp trên

Ngoài việc tổ chức cuộc họp có nhiều thành phần bị tố là không hợp lệ, ông Phạm Hoàng Quân còn luân chuyển, bổ nhiệm gần 100 cán bộ chỉ sau 9 tháng lên giữ chức trường ĐH Sài Gòn.

Trong đó có nhiều trường hợp đang chuẩn bị đến tuổi về hưu, chưa có thâm niên giảng dạy nhưng vẫn được ông Quân ký quyết định phân công làm Phó trưởng khoa chuyên trách chuyên môn đào tạo, thành giảng viên cơ hữu của trường.

Đơn cử như trường hợp ông Phạm Hùng Dũng - Phó trưởng Khoa phụ trách Khoa giáo dục Tiểu học. Ông Dũng đang là Trưởng phòng Giáo dục & đào tạo Quận 3, TP.HCM và chưa đến 2 năm nữa là đến tuổi về hưu.

Hơn nữa, ông Dũng chưa có thâm niên giảng dạy trong môi trường đại học, nhưng giờ trở thành giảng viên cơ hữu, giữ chức vụ quản lý một khoa chuyên môn quan trọng tại trường.

Những quyết định bổ nhiệm gây “băn khoăn” tại ĐH Sài Gòn - Hình 2

Quyết định bổ nhiệm ông Phạm Hoàng Quân khiến nhiều người khó hiểu

Khoản 2 điều 15 Quyết định số 70/2014 QĐ-TTg về Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 10/12/2014 quy định, Trưởng khoa phải có trình độ tiến sĩ phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tại khoa, Phó trưởng khoa phải có trình độ thạc sĩ trở lên, riêng Phó trưởng khoa phụ trách hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ phải có trình độ tiến sĩ…

Trong khi đó, 11 PGS, 108 tiến sĩ chuyên ngành đang công tác tại trường ĐH Sài Gòn lại không được bổ nhiệm phụ trách chuyên môn.

Vào tháng 3/2017, ông Phạm Hoàng Quân còn được cấp dưới là Hoàng Hữu Lượng - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sài Gòn ký quyết định số 464/QĐ-ĐHSG-TCCB ngày 16/3/2017 bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường – Năng lượng.

Trong QĐ này không có căn cứ vào đề án và quyết định thành lập Viện mà chỉ xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. Như vậy, trước khi bổ nhiệm ông Quân làm Viện trưởng thì Viện này chưa được hình thành, chưa có đề án thành lập được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền.

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Quân phản bác mọi chuyện. Ông cho rằng, các quyết định bổ nhiệm và điều động nói trên hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Riêng trường hợp thành lập Viện nghiên cứu Môi trường – Năng lượng và việc Hiệu phó ký quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, ông Quân cho hay: “Do lúc đó Sở Khoa học & Công nghệ yêu cầu bổ sung hồ sơ nên tôi yêu cầu Hiệu phó ký quyết định cho hợp lệ. Riêng việc bổ nhiệm Viện trưởng, không lẽ tôi lại đi ký quyết định bổ nhiệm mình!?”.

Theo Đất Việt

Bài liên quan

Tin mới

Những vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 về bất động sản cần tháo gỡ
Những vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 về bất động sản cần tháo gỡ

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam đã nêu ra 3 vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 cần được Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ, đặc biệt là trong cách tính phương pháp thặng dư.

Giá lúa gạo hôm nay 3/5: Giá gạo xuất khẩu bật tăng trở lại
Giá lúa gạo hôm nay 3/5: Giá gạo xuất khẩu bật tăng trở lại

Hôm nay 3/5, giá lúa gạo thị trường trong nước biến động trái chiều, trong khi đó giá gạo xuất khẩu bật tăng trở lại. Theo đó, giá gạo đồng loạt tăng trong khi giá một số loại lúa giảm.

Người Hàn Quốc tiếp theo sẽ là huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
Người Hàn Quốc tiếp theo sẽ là huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và huấn luyện viên Kim Sang Sik, người Hàn Quốc cơ bản tìm được tiếng nói chung về những điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Dù vậy, hai bên vẫn còn một số vấn đề nhỏ cần phải đàm phán thêm, và đó là lý do VFF chỉ công bố chính thức vào chiều 3/5, lúc 16h15.

Dịp lễ 30/4-1/5, khách nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất giảm mạnh
Dịp lễ 30/4-1/5, khách nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất giảm mạnh

Trong đợt phục vụ cao điểm lễ từ 26/4 đến 1/5, số chuyến bay và lượng hành khách thực tế trong đợt cao điểm phục vụ lễ 30/4-1/5 vừa qua tại sân bay Tân Sơn Nhất giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm 203 và giảm 10% so với trước dịch Covid-19.

Đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.
Đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.

Ngày 30/04/2024, tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, ông Vũ Trần Nguyễn, Phó Tổng giám đốc EVNNPT, kiêm Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) đã đi kiểm tra thi công xuyên lễ công trường dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.

Bắc Giang tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo
Bắc Giang tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp lực lượng chức năng liên quan tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike.