Nikkei: Vingroup làm máy thở nhằm phòng vệ làn sóng virus tiếp theo
Theo ghi nhận của tờ báo tài chính nổi danh Nhật Bản - Nikkei, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra yêu cầu cho các công ty tham gia vào việc sản xuất máy thở nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia chống lại đại dịch Covid-19 và các bệnh hô hấp truyền nhiễm khác, điển hình là Vingroup.
Vingroup làm máy thở nhằm phòng vệ làn sóng virus tiếp theo
Vào ngày 22 tháng 4, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội diễn ra trên toàn quốc trước đó. Tuy nhiên, Việt Nam muốn đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu thiết bị y tế, đặc biệt là máy thở, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể xảy ra. Bài học của Singapore khiến Việt Nam đã chuẩn bị cơ chế phòng vệ.
Trên thực tế, làn sóng dịch bệnh thứ 2 đã tấn công Singapore – đảo quốc này đang phải đối mặt với số lượng lớn các trường hợp nhiễm Covid-19 mặc dù ban đầu họ đã dập tắt sự lây lan.
Các công ty nội địa, điển hình và dẫn đầu là Vingroup - tập đoàn lớn nhất Việt Nam, đã nhanh chóng thực hiện việc tìm kiếm đối tác, mua các quyền sở hữu sáng chế, kĩ thuật chế tạo và thực hiện nghiên cứu để sản xuất các thiết bị y tế. Trong tuần qua, Vingroup cho biết, tập đoàn này đã thành công trong việc chế tạo các nguyên mẫu của hai loại máy thở VFS-410 và VFS-510. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Vingroup, Viện Công nghệ Massachusetts và công ty Medtronic (Hoa Kỳ).
Động thái e ngại làn sóng tiếp theo của Covid-19 tấn công Việt Nam rõ ràng là có cơ sở, bởi Việt Nam tiếp giáp gần với Trung Quốc với đường biên giới kéo dài tới 1.200km - nơi có thể “nhập khẩu” vào Việt Nam nhiều loại bệnh khác nhau, mà trước đó đã là dịch SARS năm 2003. Dù thắt chặt các chuyến bay quốc tế đến và đi, thì Việt Nam vẫn phải cẩn thận với các ca bệnh có thể vào Việt Nam bằng đường bộ.
Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng cho biết: “Việt Nam có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc mua máy thở từ nước ngoài, do nhu cầu về thiết bị này trên toàn cầu đang vượt xa nguồn cung.” Bộ Y tế cũng đang hỗ trợ việc sản xuất màn hình theo dõi tình trạng bệnh nhân, máy tiêm truyền và máy lọc máu và nhiều sự hỗ trợ khác nữa, theo một công bố chính thức được ban hành trước đó. Bộ Y tế không nêu rõ cụ thể, cần bao nhiêu máy thở nhưng theo một số ước tính, Việt Nam có tổng cộng 4.000 máy thở.
Theo Nikkei, động thái của Chính phủ Việt Nam phù hợp với tham vọng trở thành trung tâm sản xuất của khu vực. Hà Nội muốn các nhà sản xuất trong nước khai thác thị trường y tế và xuất khẩu sản phẩm. Việt Nam cho biết quân đội của họ đã phát triển bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19 hiện đã có mặt ở một số thị trường châu Âu, như Anh, Phần Lan, Ba Lan, Ukraine và Campuchia. Vào ngày 15 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các cơ quan liên quan dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thiết bị y tế, như mặt nạ y tế và bộ quần áo phòng ngừa, sau khi ổn định thị trường chứng khoán trong nước.
Vingroup cho biết lô máy thở đầu tiên sẽ sẵn sàng trải qua các bài thử nghiệm cuối cùng vào giữa tháng 5 và dự kiến sẽ có được giấy phép sản xuất hàng loạt cũng vào thời điểm đó. Nhà máy của Vingroup cũng có thể sản xuất hàng loạt, và sẵn sàng hợp tác với các đối tác khác để sản xuất máy thở cung cấp cho thị trường nước ngoài.
PV
Tin mới
Siêu thị AEON MaxValu Lotus Khu Ngoại Giao đoàn bày và bán thực phẩm sản phẩm hết hạn sử dụng, “trắng thông tin”
Được biết đến là lĩnh vực kinh doanh thứ năm của AEON tại Việt Nam, siêu thị vừa và nhỏ AEON Maxvalu nằm trong các khu dân cư giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm và lựa chọn sản phẩm chất lượng, có uy tín, hàng hóa bày bán chấp hành đúng quy định. Tuy nhiên AEON Maxvalu Lotus thuộc Khu Ngoại Giao đoàn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội lại đang bày bán một số thực phẩm sản phẩm hết hạn sử dụng, sản phẩm “trắng thông tin” như không nguồn gốc xuất xứ, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng…
Ông Chu Thanh Hiến được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
Ông Chu Thanh Hiến - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang phấn đấu nằm trong top 15 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang” và phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Bắc Giang năm 2023. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Techfest Bắc Giang 2023.
Nhà đầu tư ngoại đang thực hiện giao dịch M&A ở những lĩnh vực nào?
Các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích là đầu tư vào các doanh nghiệp hưởng lợi từ quy mô dân số Việt Nam gồm: Ngân hàng, chứng khoán, dược phẩm, xuất khẩu gạo... đang được nhà đầu tư ngoại thực hiện các giao dịch.
Giá tiêu hôm nay 23/03: Giảm nhẹ tại nhiều địa phương
Giá tiêu hôm nay 23/03, giảm nhẹ 500 đồng tại một số địa phương, hiện đang dao động trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 23/03: Giảm nhẹ trên thị trường thế giới
Giá cà phê hôm nay 23/03, trên thị trường thế giới quay đầu giảm. Trong đó, giá cà phê Arabica ở mức 178 US cent/pound sau khi giảm 1,28%.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam
Hải Phòng khôi phục thành công giống cam “tiến vua” được trồng cách đây khoảng 800 năm
Chân dung người phụ nữ truyền cảm hứng cho phái đẹp
Bài 4: Người tiêu dùng thấy gì từ sản phẩm của thương hiệu Công ty tài chính Mirae Asset?
Kobayashi Eiko - Người kể câu chuyện thời đại qua trang phục kimono