Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Phát huy hiệu quả, đẩy lùi hạn chế

Thời gian qua, Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mang lại hiệu quả với sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng. Theo đó, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được hình thành. Có thể nói, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu, hoặc trong cả chuỗi sản xuất nông nghiệp.

Lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng

Sau khi Luật Công nghệ cao, Quyết định 2457/QĐ-TTg, Quyết định 1895/QĐ-TTg được ban hành, Đảng và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ, thu hút DN, tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Các địa phương đã chủ động xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút đầu tư từ các DN phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả cao, bền vững. Qua đó, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng, phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020.

Thực tế, Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mang lại hiệu quả và sức lan tỏa mạnh mẽ, theo đó, đã hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhiều địa phương đã chủ động thu hút DN, chủ trang trại, cá nhân đầu tư ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Có những DN đã tổ chức liên kết với nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác để mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên quy mô lớn.

Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu, hoặc trong cả chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp, từ đó tạo đòn bẩy thúc đẩy xây dựng và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học - đã góp phần chọn tạo được nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng, sức chống chịu tốt. Công nghệ in vitro trong nhân giống cây trồng quy mô công nghiệp, đã giúp giảm giá thành cây giống. Nhiều chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, vật nuôi, hạn chế dịch bệnh.

Một số DN, cá nhân đã chủ động tiếp cận công nghệ mới, ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động, công nghệ thông tin để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp. Chẳng hạn như sản xuất rau, hoa trong nhà màng, nhà kính: Rau, doanh thu đạt 2,5 - 9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận từ 1,6 - 4,9 tỷ đồng/ha; hoa, doanh thu đạt 0,5 - 9,9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận từ 0,3 - 5,4 tỷ đồng/ha).

Việc ứng dụng công nghệ cao, giúp nâng cao năng suất chất lượng tôm thẻ chân trắng (năng suất đạt 40 tấn/ha, gấp 40 lần so sản xuất đại trà, chi phí sản xuất giảm 30 - 35%); sản xuất bò sữa (năng suất sữa đạt trên 30 lít/bò/ngày, chất lượng tốt)…

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Những tồn tại và hạn chế

Liên quan vấn đề trên, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển của yêu cầu thực tiễn.

Luật Công nghệ cao được ban hành và triển khai từ năm 2008, nhưng chưa có sự sửa đổi, bổ sung; thiếu các văn bản hướng dẫn có tính pháp lý cao như nghị định, mà chủ yếu là bằng các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Không có văn bản quy định cụ thể trình tự thủ tục đối với việc thành lập khu, công nhận vùng, DN; không có hướng dẫn và cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể đối với các khu do địa phương, DN thành lập từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, chủ yếu tập trung tại một số vùng, một số sản phẩm có thế mạnh, một số DN lớn. Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (4 khu), hầu hết chỉ tập trung vào sản xuất, các chức năng khác như nghiên cứu, chuyển giao, quảng bá sản phẩm… chưa được chú trọng, do đó, chưa phát huy được chức năng, vai trò hạt nhân lan tỏa, phục vụ thúc đẩy phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, nhiều tỉnh mong muốn thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Quảng Ninh, Gia Lai, Kon Tum, Long An, Bình Dương...). Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đa dạng về hình thức (Nhà nước, DN đầu tư), có những khu đầu tư và giao cho DN trước khi được thành lập; nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của khu từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, của DN. Hầu hết địa phương có kế hoạch xây dựng trên đất quy hoạch cho mục đích sử dụng đất nông lâm nghiệp, chưa được quy hoạch xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Một số địa phương có sự nhầm lẫn về xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật Công nghệ cao với việc lập dự án đầu tư sản xuất theo quy định tại Luật Đầu tư dẫn đến tính khả thi không cao về đất đai, đầu tư trong thực hiện quy hoạch tại Quyết định 575/QĐ-TTg.

Nhà nước có nhiều chính sách về thuế, tiền sử dụng đất, ưu đãi về tín dụng nhằm khuyến khích các DN phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung (vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Tuy nhiên, đến nay chỉ có 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 49 DN được công nhận DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ). Các vùng và DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận và hưởng chính sách trên nền tảng sản xuất đã có sẵn, trên cơ sở nhu cầu của sản xuất. Song, các chính sách dành riêng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa có tính đột phá.

Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới thành lập chưa đủ tiềm lực để nghiên cứu khoa học và công nghệ, các tổ chức sự nghiệp khoa học công lập khác chưa tạo ra được nhiều sản phẩm, công nghệ có thể chuyển giao hiệu quả cao vào sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, việc chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất còn yếu; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học, DN và người dân, vì vậy, cần có cơ chế ràng buộc, gắn kết về lợi ích hài hòa giữa các bên trong lợi ích chung.

Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân bổ không đồng đều, quy mô sản xuất chưa đủ lớn để phát triển hàng hóa tập trung, gây khó khăn trong việc đầu tư và quản lý…

Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi về tín dụng với nông nghiệp, nông thôn nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng (NĐ55/2015/NĐ-CP và NĐ116/2018/NĐ-CP), sản xuất nông nghiệp vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do thiên tai, dịch bệnh, thị trường sản phẩm không ổn định, quy mô sản xuất nhỏ. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của tổ chức, cá nhân trong sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức về thủ tục vay vốn, vay tín chấp, vay có tài sản thế chấp…

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả
HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả

Ngày 3/5, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đối với UBND thành phố Cẩm Phả.

Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt
Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố chủ trì Hội nghị.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.