Thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mạn tính, thường xuyên bùng phát theo đợt. Thống kê cho thấy, ¾ số người mắc bệnh là nữ giới. Người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp các triệu chứng sau:
- Cứng khớp, thường gặp sau khi ngồi lâu hoặc ngủ dậy.
- Đau khớp cả lúc vận động và nghỉ ngơi.
- Sưng khớp, ấn vào cảm giác mềm, hơi ấm.
- Tê và ngứa ran vùng cổ, tay, chân.
- Giảm khả năng vận động, di chuyển khó khăn.
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay
Tùy vào từng mức độ, bác sĩ sẽ áp dụng các phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp khác nhau. Các phương pháp được sử dụng có thể bao gồm:
Sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm
Người bị viêm khớp dạng thấp có thể được chỉ định một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc sau đây:
Thuốc giảm đau: Hầu như tất cả những người bị viêm khớp đều đã hoặc đang dùng một trong những loại thuốc nhóm này. Người bệnh cần thận trọng tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận khi sử dụng thuốc.
Thuốc tiêm steroid: Mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng thuốc gây nhiều tác dụng phụ. Bác sĩ có thể hạn chế ảnh hưởng bằng cách chỉ tiêm steroid vào khớp bị ảnh hưởng và cân nhắc liều thấp nhất.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Bao gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine và sulfasalazine. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công khớp.
Liệu trình vật lý trị liệu
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng vật lý trị liệu giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động khớp. Người bệnh có thể sử dụng nhiệt trị liệu bao gồm: Tắm ngâm, siêu âm dẫn thuốc, sóng ngắn, dùng tia hồng ngoại (laser) hoặc điện trị liệu bao gồm: Điện xung, xoa bóp, từ trường,…
Phẫu thuật
Khi đã áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc và vật lý trị liệu nhưng không cho hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật để giảm nguy cơ biến chứng, cải thiện khả năng vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Các loại phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Cắt bỏ bao khớp: Loại bỏ lớp niêm mạc bị viêm của khớp (bao hoạt dịch).
Sửa chữa gân: Bệnh có thể khiến các gân xung quanh khớp bị lỏng hoặc đứt. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành sửa chữa các gân xung quanh khớp.
Hợp nhất: Phương pháp hợp nhất khớp giúp ổn định hoặc sắp xếp lại khớp và giảm đau khi không thể áp dụng được phương pháp thay khớp.
Thay toàn bộ khớp: Loại bỏ phần khớp bị hư hỏng và thay thế bằng một khớp nhân tạo được làm bằng kim loại hoặc nhựa.
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bởi có thể tiềm ẩn nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, đau đớn. Khớp được thay thế cũng có tuổi thọ nhất định nên người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật lại.
Sử dụng các phương pháp hỗ trợ
Để cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống, chuyên gia có thể khuyên người bệnh viêm khớp dạng thấp nên áp dụng kết hợp với một số phương pháp hỗ trợ điều trị sau đây:
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu, bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền đã được ứng dụng từ xa xưa. Đối với người bị viêm khớp dạng thấp, phương pháp này giúp thư giãn gân cơ, tăng cường lưu thông khí huyết cho hệ xương khớp.
Sử dụng bài thuốc thảo dược
Song song với phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp tây y, nhiều người chia sẻ đã cải thiện tích cực nhờ sử dụng bài thuốc từ thảo dược tự nhiên. Cụ thể như các bài thuốc từ quả dứa, thảo dược hy thiêm, sói rừng,... giúp giảm nhẹ triệu chứng sưng, đau, viêm hiệu quả.
Sản phẩm thảo dược tự nhiên trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Dựa vào nghiên cứu chứng minh tác dụng của những thảo dược tự nhiên như hy thiêm, sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... các nhà khoa học đã kết hợp để tạo nên công thức toàn diện chuyên biệt cho người bị viêm khớp dạng thấp bào chế thành viên nang tiện dùng.
Thành phần chính của sản phẩm là hy thiêm có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau khớp tại chỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kirenol - hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm giúp cải thiện các triệu chứng đau khớp, viêm khớp rất hiệu quả.
Ngoài ra, các thành phần thảo dược khác cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp như:
Sói rừng: Giúp hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn, tác động vào nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp.
Bạch thược: Có tác dụng bình can, chỉ thống, thường được dùng để giảm đau xương khớp.
Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết.
Pregnenolone: Là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên đã được sử dụng trong hỗ trợ ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.
L-carnitine: Cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ mỡ. Ngoài ra, L-carnitine còn giúp xoa dịu căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe.
Đặc biệt, sản phẩm thảo dược chứa hy thiêm đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện E cho kết quả tích cực trên người bệnh viêm khớp. Cụ thể: Nhóm chỉ điều trị bằng thuốc cho tỷ lệ phục hồi thấp hơn 20% so với nhóm điều trị bằng phác đồ thuốc kết hợp sử dụng sản phẩm.
Năm 2020, sản phẩm vinh dự được trao tặng giải thưởng “Thương hiệu vàng, chất lượng quốc tế” - đây là minh chứng về tính hiệu quả của cách cải thiện viêm khớp dạng thấp bằng sản phẩm thảo dược.
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp được chỉ định tùy vào từng giai đoạn bệnh và thể trạng người mắc. Đừng quên giải pháp “đồng hành” cùng người bệnh viêm khớp dạng thấp là sản phẩm thảo dược tự nhiên!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh - Dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh là sự phối hợp giữa các thành phần: Hy thiêm, nhũ hương, sói rừng, bạch thược, L-Carnitine fumarate, magnesi, methylsulfonylmethane, pregnenolone, boron.
Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay. Dùng cho người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn do khô khớp.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại: 024.38461530 - 028.62647169
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Vân Anh