Chất lượng không giống như quảng cáo
Mới đây trong đơn gửi cơ quan chức năng ở TP HCM và Bình Dương, ông Văn Khắc Thông, Giám đốc Công ty TNHH Nhà hàng Ẩm thực Vạn Lộc Phát (địa chỉ 20/12 khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) đề nghị cơ quan công an làm rõ sự việc công ty của ông bị đối tác cung cấp thang máy không phải hàng chính hãng, có dấu hiệu gian lận thương mại...
Theo đơn trình bày của ông Văn Khắc Thông, từ tháng 12-2017, Công ty TNHH Nhà hàng Ẩm thực Vạn Lộc Phát có ký hợp đồng kinh tế cung cấp, lắp đặt thiết bị thang máy tải khách, tải hàng Mitsubishi với số lượng cung cấp và lắp đặt 4 thang máy, nhãn hiệu thang Mitsubishi P24-2SO-90mp/ Mitsubishi P18-4SO-60mp-CO/ Mitsubishi 630kg-P8-4SO-60mp-CO với Công ty TNHH TM Kỹ thuật Hùng Quang (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM). Tổng giá trị hợp đồng là 2,6 tỉ đồng.
Theo hợp đồng, ngày 18-1-2018, Công ty Vạn Lộc Phát đã thanh toán đợt 1 cho Công ty Hùng Quang 780 triệu đồng và nhận được đề nghị thanh toán đợt 2 số tiền 1,17 tỉ đồng.
Cũng theo ông Thông, trước khi thanh toán tiền đợt 2 là 12-2017, Công ty TNHH Nhà hàng Ẩm thực Vạn Lộc Phát có ký hợp đồng kinh tế cung cấp, lắp đặt thiết bị thang máy tải khách, tải hàng Mitsubishi với số lượng cung cấp và lắp đặt 4 thang máy, nhãn hiệu thang Mitsubishi P24-2SO-90mp/ Mitsubishi P18-4SO-60mp-CO/ Mitsubishi 630kg-P8-4SO-60mp-CO với Công ty TNHH TM Kỹ thuật Hùng Quang (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM). Tổng giá trị hợp đồng là 2,6 tỉ đồng.
Theo hợp đồng, ngày 18-1-2018, Công ty Vạn Lộc Phát đã thanh toán đợt 1 cho Công ty Hùng Quang 780 triệu đồng và nhận được đề nghị thanh toán đợt 2 số tiền 1,17 tỉ đồng, công ty Vạn Lộc Phát kiểm tra lại bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu của đối tác thì phát hiện rất nhiều sự bất hợp lý, mâu thuẫn về chất lượng, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa, cũng như không được cung cấp chứng thư bảo hiểm... và đã yêu cầu Công ty Hùng Quang bổ sung giải trình. Tuy nhiên phí công ty Hùng Quang vẫn chưa cung cấp được giấy chứng nhận của Mitsubishi là thang máy này do hãng sản xuất. Vì tiến độ để đưa công trình vào khai thác kinh doanh kịp mùa cưới và tin tưởng đối tác cam kết sản phẩm thang máy là chính hãng nên chúng tôi đã thanh toán tiếp đợt 2, chờ công trình được lắp đặt để kịp khai trương nhà hàng" - ông Văn Khắc Thông cho biết.
Nhưng ngày 12-10-2018, khi Công ty Vạn Lộc Phát chuyển số tiền thanh toán đợt 2 là 1,17 tỉ đồng, Công ty Hùng Quang đã không cho nhân viên của mình xuống thi công lắp đặt, không cung cấp bổ sung giấy tờ đầy đủ theo quy định trong hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên. Từ đó đến thời điểm này, ông Văn Khắc Thông cho biết ông đã liên tục gửi công văn yêu cầu đối tác phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình nhưng lãnh đạo Công ty Hùng Quang né tránh trách nhiệm.
Văn bản của Mitsubishi khu vực châu Á xác nhận loại thang máy được lắp cho Công ty Vạn Lộc Phát không phải là nhãn hiệu của Mitsubishi. Ảnh NLD
Ngoài việc tố công ty Hùng Quang không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, phía công ty Vạn Lộc Phát cũng cho rằng công ty Hùng Quang có dấu hiệu gian lận thương mại. Bởi lẽ vào ngày 20-11-2018, Công ty TNHH Thang máy Mitsubishi tại Việt Nam và Công ty Thang máy Mitsubishi châu Á - trụ sở nhà máy sản xuất thang máy và thang cuốn (tại Thái Lan) - có văn bản phản hồi, chính thức xác nhận các nhãn hiệu thang máy mà Công ty Vạn Lộc Phát được lắp đặt không phải là nhãn hiệu của Mitsubishi và không được sản xuất bởi Công ty Thang máy Mitsubishi châu Á.
Trước đó, Công ty Thang máy Mitsubishi tại Việt Nam cũng xác nhận Công ty Hùng Quang không phải là đại lý của Mitsubishi.
Nỗi ám ảnh của nhiều người
Câu chuyên trang chấp giữa Công ty Vạn Lộc Phát và công ty Hùng Quang vẫn đang chờ phát quyết của cơ quan chức năng thì trên thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc sử dụng thang máy kém chất lượng, hoặc không được kiểm định, bảo trì định kỳ.
Ngày 15/11/2011, chị Nguyễn Thị Hòa (nhân viên Công ty thương mại - dịch vụ Tân Phương, đường Quang Trung, Q.Gò Vấp, TP.HCM) cùng một đồng nghiệp đã phải một phen hốt hoảng vì bị thang máy nhốt suốt 15 phút trong tòa nhà bảy tầng của Công ty xây dựng Tường Phong - một công ty đối tác. Khi vừa bước vào thang máy, bấm nút lên tầng 6, thang kêu ken két, giật mạnh và đi đến tầng 5 thì dừng lại...
Năm rồi mười phút trôi qua nhưng thang vẫn đứng im một chỗ, cửa đóng kín, đèn trong thang cũng tắt. Hai người hoảng loạn đập cửa và điện thoại đủ các số cầu cứu thì bỗng dưng đèn bật sáng, thang hoạt động trở lại.
Thoát được ra khỏi thang mà chị Hòa còn tái mặt vì sợ. Các nhân viên ở đây bảo: “Tụi tui thỉnh thoảng vẫn bị kẹt như vậy hoài, có báo công ty sửa chữa nhưng hình như gặp nhằm thang dỏm nên đâu lại hoàn đấy. Có lần thang máy còn rơi tự do từ tầng 5 xuống, may mà không có người bên trong”.
Công tác bảo trì không được thực hiện thường xuyên chính là nguyên nhân khiến thang máy gặp sự cố
Hầu hết các vụ tai nạn thang máy xảy ra đã được các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân do chất lượng của thang kém và không được bảo trì, bảo dưỡng tốt. Sáng 21-9- 2011, thang máy tòa nhà CT3 (P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ rơi từ tầng 4 xuống tầng hầm làm một người chết. Trước đó ngày 11-9 - 2011, trong lúc đang bảo trì thang máy tại quán karaoke S.1 (Q.10, TP.HCM), anh N.H.Đ. (34 tuổi, quê Tây Ninh) đã bị thang máy rơi xuống nghiến chết.
Tương tự, ngày 8-2-2010, thang máy tại khách sạn Quang Vinh (TP Nha Trang) rơi từ tầng 7 xuống khiến một khách du lịch người nước ngoài bị gãy chân. Ngày 2-8-2009, thang máy ở cao ốc An Lạc (đường Bùi Tư Toàn, Q.Bình Tân, TP.HCM) gặp sự cố rơi tự do khiến 13 người đang đi dự đám hỏi bị thương nặng phải đi cấp cứu.
Hải Đăng