Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cơ hội để các ngân hàng cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng

Không ít ngân hàng đã cạn room tín dụng và đang chờ được nới thêm, song khả năng nhà băng khó ồ ạt đẩy mạnh cho vay trong nửa cuối năm.

Nhu cầu vốn tăng đẩy dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng tăng cao trong 06 tháng đầu năm 2022, trong khi huy động vốn vẫn tăng trưởng chậm hơn. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 30/06, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,35%, trong khi cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%. Tín dụng 06 tháng đầu năm 2022 đã tăng gần 2/3 kế hoạch cả năm được toàn ngành ngân hàng đặt ra (tăng 14%).

Cũng theo lãnh đạo NHNN, tín dụng tiếp tục tập trung cho lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ lũy kế 709.038 tỷ đồng, tổng số tiền lãi miễn, giảm, hạ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đến nay đạt trên 50.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tốc độ huy động vốn của các ngân hàng chỉ tăng chưa đến một nửa, ở mức 4,51%, đạt trên 11,8 triệu tỷ đồng. 

Riêng tại khu vực TP. HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM cho biết, 6 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng trên địa bàn tăng trưởng 9,3% so với cuối năm 2021. Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tín dụng là sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế thành phố, của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, lĩnh vực thương mại - dịch vụ có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất, tăng 4,83%, phản ánh đúng xu hướng phục hồi và khả năng phục hồi, cũng như những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ dịch bệnh. Các ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cho hoạt động sản xuất - kinh doanh để phục hồi và tăng trưởng.

Thực tế, nhiều ngân hàng đã cạn room tín dụng và đề nghị NHNN cấp thêm hạn mức, nhưng tới thời điểm hiện tại, các đề xuất vẫn đang trong vòng cân nhắc. TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế - tài chính nhận định, trong điều kiện hiện nay, mức tăng tín dụng gấp 2,5 lần tăng trưởng GDP, khoảng 14-15% vẫn là phù hợp. Vấn đề lớn cần quan tâm lúc này là dòng tín dụng vào đâu, vào lĩnh vực nào để mang lại hiệu quả.

Về đề xuất nới room tín dụng của ngân hàng, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, từ khi phân bổ hạn mức tín dụng kỳ đầu năm, NHNN đã nhận thấy tín dụng năm nay sẽ tăng mạnh hơn năm trước rất nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức độ nào để kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Nếu tín dụng tăng trưởng nóng, sẽ dẫn đến kiểm soát lạm phát khó khăn, nhưng nếu thắt chặt tín dụng, thì không thể tăng trưởng kinh tế.

Theo ông Tú, nới hạn mức tăng trưởng tín dụng là một đề xuất rất cần thiết của các ngân hàng thương mại. Cơ quan quản lý sẽ xem xét, tính toán, điều hành khối lượng tín dụng đưa ra nền kinh tế sao cho tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, với chính sách lãi suất và các quan hệ vĩ mô khác, đồng thời tạo dư địa để thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.

Tuy nhiên, ông Tú khẳng định, bối cảnh hiện nay cũng là cơ hội để các ngân hàng cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng. Mục tiêu của NHNN là hướng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt tín dụng lĩnh vực rủi ro, điều tiết dòng tiền để kiểm soát mục tiêu lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...

Ngay từ đầu năm, khi xây dựng mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14%, NHNN cũng cho biết, sẽ điều chỉnh một cách linh hoạt, phù hợp, có thể tăng lên 15-16%, song cũng có thể giảm xuống 12-13%.

P.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Truy tố cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam
Truy tố cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam

Bị can Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị truy tố về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Khách du lịch đến Hà Nội đạt 737.900 lượt, thu về 2.500 tỷ sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Khách du lịch đến Hà Nội đạt 737.900 lượt, thu về 2.500 tỷ sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 27/4 - 1/5/2024), TP Hà Nội ước đón 737.900 lượt khách, trong đó có 87.900 lượt khách du lịch quốc tế. Tổng thu ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm trước.

Lạng Sơn: Đón 78.000 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Lạng Sơn: Đón 78.000 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Theo thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, trong kỳ ngỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5/2024), tổng lượt khách du lịch đến Lạng Sơn là 78.000 lượt (tăng 2,9% so với năm 2023).

Lào Cai thiệt hại trên 10 tỷ đồng do dông lốc
Lào Cai thiệt hại trên 10 tỷ đồng do dông lốc

Từ đêm ngày 30/4 đến rạng sáng ngày 1/5/2024, một số nơi trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra mưa kèm theo dông lốc gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của Nhân dân. Ước thiệt hại ban đầu trên 10 tỷ đồng.

Việt Nam xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 4,74 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024   
Việt Nam xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 4,74 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024   

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.