Phòng, chống ma túy học đường - Hình 1

Điều đó dẫn tới thái độ thiếu cảnh giác, thiếu đề phòng với những loại ma túy trá hình đang xuất phổ biến (shisha, bóng cười, cần sa…), những loại ma túy tổng hợp và đặc biệt nguy hiểm là ma túy đá.

Bên cạnh những lỗ hổng trong mảng nhận thức về ma túy nói chung, các em cũng không có nhiều những kỹ năng để phòng chống ma túy hay để đối đầu, xử lý với nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy. Mặc dù các trường đã tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống ma túy, nhưng do tác động của nhiều yếu tố, tần suất thực hiện còn thưa thớt, thiếu tính liên tục. Mỗi năm trường chủ yếu chỉ tổ chức 1 lần hoặc tập trung vào những tháng, những đợt cao điểm về phòng chống ma túy. Do vậy, việc tham gia của các em học sinh sinh viên còn rất hạn chế, một số lượng rất lớn các em học sinh sinh viên không được tham gia các hoạt động này.

Nội dung của các hoạt động còn chậm được đổi mới, chưa tính đến đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi, các đối tượng khác nhau mà vẫn rập khuân, cứng nhắc như nhau cho mọi đối tượng. Hơn nữa, hình thức tổ chức các hoạt động này chưa gây được hứng thú cho các em tham gia. Cạnh đó, sự tham gia của các em vào những hoạt động này nhiều khi vẫn còn mang tính chất ép buộc, thiếu sự tự nguyện, tinh thần tích cực chủ động.

Thêm nữa, những hoạt động truyền thông ở trường học, nếu không được giám sát kỹ lưỡng, thiếu sự đồng nhất về nội dung có thể vô tình tạo ra phản ứng ngược, gây nên tâm lý tò mò đối với ma túy của các em học sinh, sinh viên; hoặc tạo ra tâm lý xa lánh, kỳ thị đối với những người sử dụng ma túy.

Theo đó, một số giải pháp cần thiết trong hiện tại là: Mỗi năm học, các trường cần tổ chức ít nhất 2 hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức và kỹ năng PCMT cho HSSV, đảm bảo việc truyền thông mang tính chất xuyên suốt, tạo điều kiện cho các bạn HSSV có thêm nhiều cơ hội để tham gia.

Các hoạt động truyền thông PCMT ở các trường học cần có được một sự định hướng cụ thể từ Chính phủ, Bộ Giáo dục Đào tạo và các ban ngành có liên quan; từ đó tạo được sự đồng nhất trong việc triển khai các kế hoạch, nội dung truyền thông cụ thể đến từng trường học. Tránh để việc truyền thông gây ra những phản ứng ngược, tạo nên sự tò mò đối với ma túy ở HSSV. Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với gia đình và nhà trường để cùng chung tay hành động nâng cao nhận thức của học sinh sinh viên về ma túy, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy học đường.

Những hoạt động này cần có thêm nhiều sự đổi mới cả về mặt nội dung và hình thức; tạo ra sự hứng thú cho người tham gia dưới những hình thức phong phú: trò chơi, câu hỏi tình huống thú vị…chứa đựng những kiến thức cần thiết.

Chương trình tập huấn của PSD giúp HSSV có kiến thức và kỹ năng phòng chống ma túy một cách hiệu quả, bền vững. Ở mỗi trường học cần thành lập những đội, nhóm, câu lạc bộ chuyên về việc tổ chức hoạt động tuyên truyền về ma túy cho các bạn HSSV.

Nhà trường dành nhiều thời gian hơn nữa để tổ chức những hoạt động ngoại khóa để HSSV được trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến ma túy. Tạo thêm nhiều cơ hội hơn nữa để HSSV được tiếp xúc với những người thật, việc thật, những con người đã đi ra từ chính những nỗi đau mang tên ma túy nay đã cai nghiện thành công để giúp các bạn HSSV hiểu rõ hơn về những tác hại do ma túy gây ra.

Ngoài việc phổ biến kiến thức liên quan đến ma túy, các cơ quan ban ngành và nhà trường cũng cần quan tâm trang bị cho HSSV những kỹ năng cần thiết để PCMT như: Kỹ năng từ chối lời rủ rê sử dụng ma túy, kỹ năng hóa giải những cảm xúc tiêu cực, kỹ năng đối đầu với những tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy.

Nên tổ chức nhiều buổi tập huấn, phổ biến kiến thức kỹ năng về PCMT cho phụ huynh học sinh; từ đó giúp phụ huynh có được cái nhìn đầy đủ về ma túy, định hướng được tốt hơn trong việc quan tâm, giáo dục con cái mình tránh xa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy.

Thế Hải