Huyện Phú Lương được biết đến là mảnh đất có truyền thống cách mạng qua nhiều thế hệ. Nơi đây có nhiều các thương hiệu chè ngon bậc nhất tỉnh Thái Nguyên gắn kết đa sắc màu văn hóa các dân tộc anh em. Trong những năm gần đây, huyện Phú Lương đang là địa chỉ được các nhà đầu tư tìm đến cho thế mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm 2 thị trấn và 13 xã với tổng diện tích tự nhiên 349,8km2, dân số trên 110 nghìn người thuộc 8 dân tộc, số dân trong độ tuổi lao động trên 60 nghìn người, chủ yếu là lao động ở nông thôn, lao động qua đào tạo đạt khoảng 75%, những năm gần đây, Phú Lương đã không ngừng đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Với tiềm năng, lợi thế và các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước trong thu hút đầu tư, Phú Lương đã và đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới.
Thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025, cùng tinh thần “6 dám” từ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã tạo nền tảng vững chắc, mở ra giai đoạn mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quyết tâm hiện thực hóa nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của cả nhiệm kỳ.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy khóa XXIV đã phát huy sức mạnh tập thể, tập trung trí tuệ, xây dựng, cho ý kiến và quyết định nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng. 8 chương trình, kế hoạch; 9 đề án trên các lĩnh vực để triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chính là sự cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và những định hướng lớn, nội dung cơ bản trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Phú Lương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện Phú Lương phát triển nhanh, bền vững, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Với quyết tâm thực hiện có hiệu quả các Đề án về phát triển kinh tế, trong nửa nhiệm kỳ qua, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã tăng bình quân 11,29% (vượt 0,69% so với chỉ tiêu Nghị quyết). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng bình quân hàng năm đạt 9,38% (vượt 1,08% so với chỉ tiêu của Nghị quyết).
Cùng với lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, huyện quan tâm phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt gần 560 tỷ đồng (tăng trên 9% so với năm 2021); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tăng 19,8%.
Lĩnh vực thu hút đầu tư cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Đáng chú ý là huyện đã phối hợp với nhà đầu tư tích cực triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Lạc; đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý để thành lập Cụm công nghiệp Yên Ninh; đồng thời đề xuất đưa vào quy hoạch của tỉnh một số cụm công nghiệp mới trên địa bàn huyện…
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương chỉ đạt trên 475 tỷ đồng, thì dự ước năm 2023 sẽ đạt lần lượt là 820 tỷ đồng và trên 620 tỷ đồng, gấp khoảng 1,3 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Giai đoạn 2020-2023, giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản bình quân hàng năm trên địa bàn đạt 4,05% (vượt 0,55% so với mục tiêu). Dự ước giá trị thực hiện năm 2023 đạt 1.368 tỷ đồng.
Tổng diện tích chè hiện trên 4.100ha; sản lượng bình quân đạt trên 45.200 tấn/năm. Doanh thu bình quân ước đạt từ 310 - 330 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất chè đạt trên 1.265 tỷ đồng, đóng góp 35% vào giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của địa phương.
Đến hết năm 2023, 13/13 xã của huyện đều đạt chuẩn nông thôn mới, thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu nâng số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu lên 3/13 xã. Đến nay toàn huyện có 16 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt OCOP 3 sao trở lên. Các nguồn vốn thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được lồng ghép thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
Các chính sách an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo, chính sách với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Tỷ lệ giảm nghèo hàng năm cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm đạt 1,19%,
Công tác chuyển đổi số được đẩy mạnh, trở thành phong trào thi đua rộng khắp, mang nhiều ý nghĩa thiết thực, cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân. Đáng chú ý, khu di tích lịch sử quốc gia Đền Đuổm đã hoàn thành số hoá và cập nhật địa chỉ số trên nền tảng bản đồ số cho hơn 27.000 hộ trên địa bàn. Các sản phẩm nông nghiệp (OCOP, Vietgap) được quảng bá và đổi mới phương thức mua bán trên các nền tảng số. Việc thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, tạo tiện ích lớn.
Với sự nỗ lực đồng bộ quê hương truyền thống cách mạng được vun đắp nhiều thế hệ cùng sự đồng lòng, đoàn kết, đổi mới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương đang nỗ lực vươn tầm để trở thành điểm đến hấp dẫn trong công cuộc đổi mới, hội nhập và đóng góp tích cực, quan trọng vào sự phát triển của mảnh đất Thái Nguyên.
PV