Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh: Cảng Làng Khánh 1 hoạt động dưới bản cam kết bảo vệ môi trường của 'bến bãi xuất than tạm'?

Sau hơn 1 thập kỷ, được chuyển giao từ hết đơn vị này đến đơn vị khác thế nhưng hiện tại Cảng Làng Khánh do Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vinacomin đang khai thác cảng vẫn sử dụng bản cam kết môi trường phê duyệt dự án bến bãi xuất than tạm do Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh than - Công ty Than Hạ Long chuyển giao?

Hơn một thập kỷ được phê duyệt Cảng vẫn hoạt động dưới bản cam kết bảo vệ môi trường của “bến bãi xuất than tạm”?

Theo hồ sơ của PV, Cảng Làng Khánh 1 tiền thân là Bến bãi xuất than tạm của Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh than - Công ty Than Hạ Long. Ngày 28/09/2007, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành QĐ số 3594/QĐ-UBND về việc đồng ý cho Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh than - Công ty Than Hạ Long xây dựng mở rộng bãi chế biến, xuất than tạm tại phường Hà Khánh, TP. Hạ Long.

Ngày 31/12/2007, UBND TP. Hạ Long cấp giấy xác nhận bảo vệ môi trường số 3188/GXN-UBND do ông Vũ Văn Hợp ký cho dự án Bãi chế biến tiêu thụ than tại phuờng Hà Khánh, TP. Hạ Long do Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh than - Công ty Than Hạ Long làm chủ đầu tư.

Năm 2011, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành QĐ số 534/QĐ-UBND do ông Đỗ Thông ký về việc thu đất của Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh than - Công ty Than Hạ Long để cho Công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin thuê đất làm bến bãi xuất than tạm tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long. Theo QĐ này, 50.438,7m2 đất được giao cho Công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin để làm bến bãi xuất than tạm theo QĐ số 3594 ngày 28/09/2007 và QĐ 333 ngày 29/01/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 23/01/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ban hành QĐ 180/QĐ-UBND do ông Đặng Huy Hậu ký về việc thu hồi 50.438,7m2 đất của Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - Công ty Kho vận Hòn Gai – Vinacomin và cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tiếp tục thuê đất để làm bến bãi xuất than tạm tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long.

Một phần Cảng Làng Khánh 1 đang tập kết than chỉ được chắn bằng kè đất?
Một phần Cảng Làng Khánh 1 đang tập kết than chỉ được chắn bằng kè đất?.
Hệ thống thu gom nước thải qua bể lắng rồi xả thẳng ra sông Diễn Vọng
Hệ thống thu gom nước thải qua bể lắng rồi xả thẳng ra sông Diễn Vọng có màu đen đặc sệt.
Hệ thống thu gom nước thải qua bể lắng rồi xả thẳng ra sông Diễn Vọng.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Linh – PGĐ Công ty tuyển than Hòn Gai cho biết, hiện tại, công ty vẫn sử dụng “Giấy xác nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường” do UBND thành phố Hạ Long cấp ngày 31/7/2007 cho Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh than (Công ty Than Hạ Long).

Cũng theo ông Linh, ngày 06/01/2020, Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với cảng Làng Khánh 1 của Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vinacomin thì kết luận “Căn cứ vào hồ sơ thuê đất thì quy mô diện tích sử dụng đất được xác nhận trong bản cam kết bảo vệ môi trường đến nay không thay đổi.”. 

“Do đó, chúng tôi khẳng định giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường số 3188/GXN-UBND ngày 31/12/2007 vẫn có hiệu lực pháp lý để công ty thực hiện công tác bảo vệ môi trường.” Ông Linh cho hay.

Thế nhưng, theo tìm hiểu của PV tại bản cam kết bảo vệ môi trường đã được lập trước đó nhận định: "Vùng nước có độ sâu không lớn nên để thuận lợi cho đỗ đậu làm hàng của xà lan trọng tải từ 200-600T". Mặt khác tại biên bản làm việc giữa đại diện Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh và công ty ngày 06/01/2020 cũng cho biết bến tiếp nhận tàu, xà lan có trọng 200-600T. Tuy nhiên trao đổi với PV, ông Linh khẳng định hiện tại, Cảng Làng Khánh 1 đang đón xà lan có trọng tải lên đến 1200T? Như vậy, công suất phục vụ các phương tiện vận tải của cảng Làng Khánh 1 đã tăng gấp đôi thậm chí gấp 6 lần thời điểm lập đăng ký bảo vệ môi trường năm 2007?

Trong khi đó, theo mục 5, Điều 33, Luật Bảo vệ môi trường: “Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt”.

Nhập nhèm giữa cảng và bến?

Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP về Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được ban hành vào ngày 14/2/2015. Theo đó, đối tượng phải lập báo cáo ĐTM đánh giá tác động môi trường được quy định rõ “Nhóm các dự án về giao thông phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là … Dự án xây dựng cảng biển, cảng sông với khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên.” Theo Nghị định này thì Cảng Làng Khánh 1 đang sử dụng Bản đăng ký bảo vệ môi trường liệu có hợp lý?

Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 thì “Cảng thủy nội địa là hệ thống công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng” còn “Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng.”

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, mặc dù các văn bản, quy hoạch cảng bến, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước,… của UBND tỉnh Quảng Ninh cấp cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam diện tích đất trên đều mang tên Cảng Làng Khánh 1, thế nhưng, cảng trên chưa có công bố cảng mà chỉ có giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa?

Như vậy trong hơn 1 thập kỷ, về quy mô diện tích sử dụng của dự án vẫn giữ nguyên thế nhưng về quy mô công suất của dự án đã thay đổi đặc biệt là công suất phục vụ các tàu và xà lan đã tăng gấp đôi nhưng đơn vị vẫn sử dụng bản cam kết môi trường cũ liệu có còn phù hợp?

Hơn nữa, theo hồ sơ, hiện tại khu vực này vẫn nhập nhèm trong công tác quản lý giữa cảng thuỷ nội địa và bến thuỷ nội địa? Điều này có gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về môi trường của cơ quan chức năng hay không? Và trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng ở đâu? Có lẽ câu hỏi này nên dành cho chính quyền thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói trả lời độc giả.

Bài 2: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu?

Trần Trang

Bài liên quan

Tin mới

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”

Chiều 25/4, Hội Nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”.

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.

Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam
Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam

Giám đốc Linh và Quân cấu kết với nhau hoạt động kinh doanh sản phẩm thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, bán ra thị trường, thu lời bất chính với số tiền lớn.

Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024
Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân năm 2024 (tháng 5/2024).

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.