Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sai phạm tại dự án của viện quản lý và phát triển Châu Á- AMDI: Trách nhiệm thuộc về ai?

Dự án của AMDI không chỉ chậm tiến độ tới gần 10 năm, mà còn có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quá trình xây dựng, nhưng dường như không có một tổ chức, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng này?

"Ngâm" dự án gần 10 năm (?!)

Thương hiệu & Công luận đã đăng tải bài phản ánh tình trạng sai phạm tại dự án xây dựng Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực quản lý của Viện Quản lý và phát triển châu Á - AMDI. Theo đó, tháng 1/2011, UBND huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã cấp giấp phép xây dựng trên nền diện tích 22.209 m2, tại xã Xuân Phương (huyện Từ Liêm).

Thời điểm đó, chủ đầu tư cho biết, dự án có mức đầu tư lên tới 500 tỷ đồng với nhiều hạng mục công trình được thiết kế theo phong cách hiện đại… Ngay sau đó, dự án đã nằm án binh bất động, tới tận đầu năm 2019 mới bắt đầu xây dựng và không xin giấy phép mới.

Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao dự án không triển khai tới gần 10 năm mà lại không có trong danh sách thu hồi các dự án chậm tiết độ của TP. Hà Nội?

Sai phạm tại dự án của viện quản lý và phát triển Châu Á- AMDI: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 1

Dự án chậm tiến độ gần 10 năm của Viện Quản lý và phát triển Châu Á - AMDI

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND phường Phương Canh cho biết, sau khi được cấp phép, chủ đầu tư đã thực hiện một số hạng mục như san lấp mặt bằng, làm tường rào, tuy nhiên dự án này sau đó đã tạm dừng cho đến năm 2019 mới có thông báo thi công lại.

Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ làm việc với Viện Quản lý và phát triển châu Á. Tuy nhiên, thay vì cung cấp các thông tin liên quan đến dự án để làm rõ trước công luận, thì viện này cử ra một đại diện và cho biết “lãnh đạo của viện chỉ đạo không được cung cấp hồ sơ cho bất kỳ ai” (?!).

Phải chăng, có điều gì khuất tất trong những hồ sơ liên quan nên lãnh đạo của đơn vị này mới từ chối cung cấp hồ sơ liên quan đến dự án cho PV?

Việc một dự án nằm bất động nhiều năm, không chỉ là lãng phí tài sản công, thất thoát ngân sách, ảnh hưởng đến mỹ quan và quy hoạch đô thị, mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Dự án chậm tiến độ đến gần chục năm như vậy, không những không bị thu hồi, còn tiếp tục triển khai xây dựng, trong khi không xin giấy phép mới?

Trách nhiệm thuộc về ai?

Dự án của Viện Quản lý và phát triển châu Á - được triển khai trên cơ sở các hồ sơ pháp lý, như:

Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000377 cấp ngày 18/1/2010 (đăng ký điều chỉnh ngày 17/6/2015); Quyết định giao đất số 1415/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND TP. Hà Nội; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BD 985806 - do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền UBND TP. Hà Nội cấp ngày 3/6/2011.

Như vậy, có thể thấy, toàn bộ quy trình về mặt thủ tục giấy tờ đã được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện dự án, dường như vắng bóng các đơn vị chức năng trong việc giám sát, quản lý.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội và UBND quận Nam Từ Liêm là những cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép cho dự án, nhưng khi đơn vị không thực hiện theo đúng quy định, khiến cho dự án bị bỏ hoang nhiều năm. Cho đến năm 2019, dự án lại tiếp tục được triển khai, mặc dù những sai phạm chưa được làm rõ. Phải chăng, phía các cơ quan có thẩm quyền cố tình "ngó lơ" trước những sai phạm đang diễn ra?

Điều kỳ lạ là, khi PV liên hệ với Sở Xây dựng Hà Nội, thì một chuyên viên được giao nhiệm vụ trao đổi thông tin với báo chí lại cho biết "không tìm thấy tài liệu gì của dự án trên Sở, khi kiểm tra trên hệ thống cũng không tìm được tài liệu nào" (?!).

Không rõ, một số cơ quan chức năng của Hà Nội đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa, khi mà một dự án trực tiếp do Sở Xây dựng cấp phép và quản lý, lại không kiểm tra, giám sát trong suốt nhiều năm?

Trách nhiệm của lãnh đạo Sở Xây dựng đến đâu, khi tài sản của thành phố bị thất thoát, lãng phí, gây ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, môi trường của Thủ đô?

Hơn nữa, theo ghi nhận của PV, công trình đang xây dựng đã vượt tầng so với bản quy hoạch phân khu 2015, mà không bị thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật?

Là đơn vị được giao đất và sử dụng các nguồn lực để xây dựng công trình trên đất, nhưng Viện Quản lý và phát triển châu Á lại chưa thực hiện đúng theo các văn bản đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, khiến cho tài sản của thành phố bị thất thoát, lãng phí. Các cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc để làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân đơn vị này trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước.

Theo điều 11 về gia hạn giấy phép xây dựng Nghị định số 64/2012/NĐ-CP, ngày 04/09/ thì trong thời hạn 30 ngày, trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hạn, nếu công trình chưa được khởi công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn 1 lần. Thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

Tại điểm I Khoản 1 – Điều 64 – Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian gia hạn.

Trần Hà

 
Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.