Sở hữu trí tuệ - vũ khí cạnh tranh cho start up - Hình 1

Ảnh minh họa

Năm 2016, được Chính phủ lựa chọn là năm quốc gia khởi nghiệp với việc ban hành đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đối với sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Đề án có mục tiêu tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy, hỗ trợ hình thành phát triển doanh nghiệp, có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới.

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhìn nhận: Trong năm qua, chúng ta chứng kiến sự hình bộ của làn sóng khởi nghiệp của Việt Nam với khoảng hơn 3.000 startup mới được thành lập. Tuy nhiên, số lượng khởi nghiệp đối với sáng tạo còn tương đối hạn chế, số lượng gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư, đặc biệt quỹ đầu tư nước ngoài không nhiều.

Rất nhiều các lý do đưa ra nhằm lý giải tại sao các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa thành công, như không nghiên cứu khách hàng là mục tiêu, mô hình kinh doanh chưa được độc đáo, thiếu vốn hay sản phẩm chưa thực sự tốt… Trong khi đó, các nghiên cứu, thống kê của Việt Nam không nhắc đến một yết tố rất quan trọng đó là sở hữu trí tuệ (SHTT), một trong những yếu tố cấu thành nên đổi mới sáng tạo, đồng thời tạo ra lợi thế rất lớn trong cạnh tranh cũng như thu hút vốn đầu tư.

SHTT dù không còn là khái niệm mới mẻ, nhưng để hiểu sâu sắc về SHTT và tiếp cận nó như một tài sản, một lợi thế trong kinh doanh là việc chưa hề dễ dàng. Trường ĐH Ngoại thương cũng nhận thức rất rõ việc tăng cường vai trò của SHTT nói chung trong nền kinh tế trong cộng đồng doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên đã được triển khai dưới nhiều hình thức, các cuộc thi dành cho sinh viên, các hoạt đọng đào tạo ngắn hạn, dài hạn đưa vào chương trình đào tạo, thực tiễn cũng như các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sỹ…

TS. Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết: Phong trào khởi nghiệp của chúng ta đang được đẩy lên rất mạnh, nhưng cơ sở để có thể thực hiện được hầu như chưa đề cập đến. Nếu như hoạt động khởi nghiệp dựa vào những ý tưởng cũ, dựa vào hoạt động đã có, làm theo những gì người ta làm, sự thành công rất khó đến với các nhà đầu tư.

Nếu hoạt động khởi nghiệp dựa vào dựa vào SHTT, dựa các đối tượng sở hữu đặc biệt là công nghiệp sáng chế, họ sẽ rút ngắn được thời gian nghiên cứu, tận dụng được những thế mạnh của những sáng chế đã có, của nhân loại trên thế giới. Nhiệm vụ bây giờ là khai thác được những điều đó, áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam, trên cơ sở phát triển được những gì khởi nghiệp. Với bối cảnh đó, doanh nghiệp, nhất là các bạn trẻ sẽ tiết kiệm được nhiều công sức, chi phí tiền của để có thể thực hiện…

Trả lời câu hỏi Cục Sở hữu trí tuệ đã có những hoạt động cụ thể gì để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp về SHTT, TS. Lê Ngọc Lâm nhấn mạnh: Để giúp cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp start up, hiện nay chúng tôi thường kêu gọi các start up chú trọng đến các quyền SHTT, đến khai thác thông tin SHTT trên đó.

Đặc biệt, chúng tôi mở lớp miễn phí vè hướng dẫn cách thức khai thách thông xử lý, hướng dẫn cách thức viết bản mô tả sáng chế. Song không có nghĩa qua được những lớp đó mà doanh nghiệp thể nhuần nhuyễn được. Doanh nghiệp phải bắt đầu, phải tiến hành tìm kiếm khai thác và cần thiết, chúng tôt lại tiếp tục hỗ trợ.

Vì vậy, để hỗ trợ cho khởi nghiệp, ngoài những khóa đào tạo, chúng tôi hướng dẫn các doanh nghiệp có thể tạo ra được những sáng chế. Trên cơ sở đó, hướng phát triển của doanh nghiệp có thể được cân nhắc, xem xét trong toàn bộ bức tranh toàn cảnh của sự phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực đó trên thế giới cũng như trong nước, những công nghệ có liên quan để phát triển…

“Tuy nhiên, hiện nay, khó khăn nhất của SHTT là không có dược dữ liệu đủ lớn, đặc biệt là ngôn ngữ - không có các nguồn thông tin bằng tiếng Việt thì những người xem thông tin bắt buộc phải đọc được bằng ngoại ngữ. Khó khăn thứ hai là thông tin sáng chế là thông tin hết sức đặc biệt, nó được thiết kế, được lập ra theo nguyên tắc chung của các hệ thống sử dụng trên thế giới. Muốn đọc được, hiểu được thì phải biết nguyên tắc đó; muốn tận dụng nó, phải có kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành mới hiểu được bí quyết”, TS. Lê Ngọc Lâm cho biết.

Cơ hội phát triển dù đã có, song đổi mới sáng tạo với start up đang gặp nhiều thách thức như: Trình độ và năng lực công nghệ chung của Việt Nam còn yếu trong khi định hướng start up là hướng đến thị trường toàn cầu; rào cản pháp lý trong nước và nước ngoài; chi phí đầu tư lớn, phí SHTT; tầm nhìn chiến lược.

Hà Thu