Trước đó, trong khuôn khổ hợp tác truyền thống Ukraina – Việt Nam đã được cụ thể hóa thành các văn bản hợp tác trong cuộc họp liên chính phủ năm 2017 tại Kiev, Viện công nghệ GFS đã ký thỏa thuận khung về việc hợp tác nghiên cứu chuyển giao 8 công nghệ là kết quả nghiên cứu đã được cấp bằng sáng chế quốc gia Ukraina thuộc quyền sở hữu của Viện Vật lý Nhiệt – Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina.

Tập đoàn GFS sở hữu công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hàng đầu thế giới - Hình 1

Ông Bùi Xuân Hồi – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ GFS và ông Yuri F. SNEZHKIN - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina ký kết hợp đồng.

Ngay sau lễ ký, hai bên đã bắt tay vào đàm phán và công nghệ đầu tiên được GFS lựa chọn là công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao với đầu vào là than bùn, nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào ở Việt Nam. 9 tháng sau khi ký thỏa thuận khung, hợp đồng chuyển giao công nghệ đã chính thức được ký kết. Như vậy song song với quá trình triển khai về gien giống, quá trình tích điền để phát triển ở quy mô công nghiệp, GFS sẽ sở hữu công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hàng đầu thế giới để thực hiện chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao theo đúng chiến lược của Tập đoàn.

Ông Yuri F. SNEZHKIN - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina cho biết: Điểm nổi bật của công nghệ này là quá trình chiết axit humic từ than bùn để làm phân bón hữu cơ dòng humat với hiệu suất cao, tiết kiệm thời gian, các bã thải từ than bùn tuần hoàn trở lại phối trộn với phụ liệu tạo ra viên nén nhiệt sinh học có nhiệt lượng cao có thể sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện hay trong các lò nung, sấy. Đây là công nghệ kép và khép kín trong quá trình khai thác và chế biến than bùn, là sự kết hợp của 02 bằng sáng chế được cấp bởi Chính phủ Ukraina. “Tính đến thời điểm hiện tại, phân bón hữu cơ dòng humat là loại phân bón duy nhất làm tăng năng suất cây trồng với mức tăng từ 25-40%. Loại phân hữu cơ này còn giúp nuôi dưỡng cây trồng và đất, mang lại khả năng tái tạo đất nhanh hơn so với các loại phân bón khác” - Ông Yuri F. SNEZHKIN cho biết thêm.

Tập đoàn GFS sở hữu công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hàng đầu thế giới - Hình 2

Tập đoàn GFS sở hữu công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hàng đầu thế giới - Hình 3

GFS ứng dụng công nghệ cao trong toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Như vậy, với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Ukraina, Viện Công nghệ GFS đã sở hữu một công nghệ tiên tiến, độc đáo và độc quyền trong toàn khu vực Đông Nam Á. Đây là tiền đề cho các hợp tác khoa học công nghệ tiếp theo với các đối tác Ukraina và các đối tác khác trên toàn thế giới. Đồng thời góp phần làm dày thêm danh mục sản phẩm khoa học công nghệ của Viện công nghệ GFS; góp phần vào thành công của chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc của Tập đoàn GFS và chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ mà Chính phủ đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp tiên phong thực hiện.

Ông Nguyễn Quang Tin – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Bằng việc ký kết hợp đồng này, Tập đoàn GFS đang cụ thể hóa việc thực hiện các chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực trọng tâm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn coi trọng và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đưa công nghệ cao vào toàn bộ quy trình sản xuất theo xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp quốc tế.

Tập đoàn GFS sở hữu công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hàng đầu thế giới - Hình 4

GFS tiên phong trong phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao

Đánh giá cao tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế và thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam – Ukraina, ông OLKSIY SHOVIOPLIAS - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ukraina tại Việt Nam cho biết: Sự kiện ký kết ngày hôm nay giữa Viện Công nghệ GFS và Viện Vật lý Nhiệt – Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp về việc hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ giữa hai quốc gia. Ông OLKSIY SHOVIOPLIAS kỳ vọng mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới với nhiều chương trình hợp tác quy mô lớn giữa Chính phủ hai nước được thực hiện, đặc biệt là sau chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Ukraina.

Lê Đại

Bên cạnh việc phát triển lĩnh vực bất động sản đã đạt được nhiều thành tựu, với khát vọng và xác định mục tiêu trong tương lai lấy mũi nhọn Khoa học - Công nghệ làm định hướng phát triển của Tập đoàn, GFS lấy Viện Công nghệ GFS làm hạt nhân, đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ cấu doanh thu của Tập đoàn sẽ được điều chỉnh là 70% từ khoa học – công nghệ với trọng tâm là nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc, bền vững; 30% từ bất động sản và các hoạt động khác. Trong nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc, GFS đầu tư 70% cho dược liệu và 30% là các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khác, bao gồm thực phẩm chất lượng cao.

GFS phát triển các dự án nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc với ý tưởng tiên phong về triển khai dự án theo chuỗi và ở quy mô công nghiệp, đồng thời đẩy hàm lượng khoa học công nghệ cao nhất trong từng công đoạn của chuỗi sản sản xuất.

Với sự ra đời của viện công nghệ GFS, chủ trương tích hợp doanh nghiệp và nhà khoa học đã góp phần nâng cao hiệu quả của liên kết 4 nhà mà Chính phủ đã nêu: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Viện công nghệ GFS với sứ mệnh kết nối các nhà khoa học triển khai các dự án, đề tài khoa học đồng thời hợp tác với các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước để nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ sản xuất các sản phẩm phục vụ việc phát triển chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao và chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ của chính phủ.