Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thái Nguyên: Tạo diện mạo mới thu hút đầu tư

Trong những năm qua, Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo - xứng tầm là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng trung du và miền núi phía bắc. Đây chính là đòn bẩy để Thái Nguyên thu hút các nhà đầu tư và du khách đến với địa phương.

Những con số ấn tượng

Trong năm qua, nhiều khó khăn, thách thức mang lại, trong đó, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống KT-XH toàn cầu, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai bão lũ...

Kế thừa các kết quả quan trọng và toàn diện đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới, tích cực trong chỉ đạo, điều hành, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã đặt quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của năm 2020, tạo nên một diện mạo tươi sáng cho “bức tranh kinh tế - xã hội” của Thái Nguyên”.Bên cạnh những thuận lợi về trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, còn có sự nỗ lực, quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, chính quyền các cấp, người dân và cộng đồng DN.

Hội nghị xúc tiến thu hút đầu tư năm 2018 với chủ đề “Thái Nguyên - Tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư”.Hội nghị xúc tiến thu hút đầu tư năm 2018 với chủ đề “Thái Nguyên - Tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư”.

Sau 5 năm thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, các mục tiêu, chỉ tiêu (19/19 chỉ tiêu) đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 11,1%/năm. Đặc biệt, GRDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người năm 2015, lên 88,7 triệu đồng/người năm 2020. Điều này, đã thể hiện rõ nhất tăng trưởng của tỉnh thông qua chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

Giá trị sản xuất CN tăng bình quân 16,3%/năm, vươn lên đứng thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội, đứng đầu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Giá trị XK trên địa bàn tăng bình quân 13,1%/năm (Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ 4 trong cả nước về chỉ tiêu này). Tổng thu ngân sách nhà nước trong cân đối tăng bình quân 16,3%/năm, từ 7.484 tỷ đồng năm 2015, lên 15.555 tỷ đồng năm 2020 (gấp 2,1 lần so 2015). Với kết quả này, trong 5 năm liên tiếp, Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ nhất trong các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, đứng thứ 17 trong cả nước về thành tựu thu ngân sách. Cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực CN-XD chiếm tỷ trọng 57,8%; khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,3%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,9%.

Cầu Bến Tượng không chỉ góp phần giải tỏa áp lực về giao thông nội thị mà còn tạo điểm nhấn về kiến trúc đô thị của thành phố Thái Nguyên.Cầu Bến Tượng không chỉ góp phần giải tỏa áp lực về giao thông nội thị mà còn tạo điểm nhấn về kiến trúc đô thị của thành phố Thái Nguyên.

Đến hết năm 2020, có 75,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các bậc học. Năm 2020, có 84,46% số trường đạt chuẩn quốc gia. Đến hết năm 2020, có 97,2% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế…

Môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực cùng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT. Sau hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018, đến nay, Thái Nguyên thu hút 113,5 nghìn tỷ đồng từ 43 tập đoàn kinh tế, DN đầu tư 61 dự án, trong đó 15 dự án đầu tư vào lĩnh vực CN. Nhiều dự án có vốn đầu tư lớn, như: Dự án Samsung Thái Nguyên với tổng mức đầu tư gần 7 tỷ USD; dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, tổng mức đầu tư 1 tỷ USD, đi vào hoạt động, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh XK lớn thứ tư cả nước.

Huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội tăng cao, giai đoạn 2016 - 2020, đạt 238 nghìn tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 90 dự án. Khu vực DN ngoài nhà nước tiếp tục phát triển, tổng số đăng ký thành lập mới bình quân mỗi năm khoảng 350 DN.

Dự án Samsung Thái Nguyên với tổng mức đầu tư gần 7 tỷ USDDự án Samsung Thái Nguyên với tổng mức đầu tư gần 7 tỷ USD

Thái Nguyên đã khẳng định năng lực điều hành của chính quyền trong chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ về CCHC với các chỉ số liên tục được cải thiện. Kết quả của công tác CCHC chính là chìa khóa vàng để Thái Nguyên thực hiện thành công thu hút đầu tư trên địa bàn. (Năm 2019: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI xếp thứ 12/63, đứng thứ nhất trong 14 tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; chỉ số CCHC - Par Index xếp thứ 14/63; chỉ số hài lòng của người dân - SIPAS hàng năm đều đạt trên 80%).

Đến nay, 100% cơ quan nhà nước của tỉnh đã thực hiện liên thông văn bản điện tử được tích hợp chữ ký số từ các sở, ban, ngành và các đơn vị hành chính, đồng thời liên thông hồ sơ một cửa, hồ sơ dịch vụ công mức độ 3 từ tỉnh đến các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn…

Thu hút các nhà đầu tư và du khách

Trong những năm qua, xuất hiện các KCN, CCN, dự án lớn, công trình trọng điểm, dự án nâng cấp đô thị, hệ thống giao thông, chương trình NTM… đã tạo diện mạo mới cho Thái Nguyên, không chỉ ở thành thị mà cả vùng nông thôn để xứng tầm là trung tâm văn hóa - kinh tế của tỉnh và của vùng Việt Bắc thu hút các NĐT và du khách.

Một góc thành phố Thái Nguyên từ trên cao.Một góc thành phố Thái Nguyên từ trên cao.

Diện mạo của nền kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng khởi sắc : Kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao; hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và bứt phá ở khu vực công nghiệp, xây dựng. Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả cao. Môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp. Diện mạo của tỉnh từ thành thị đến nông thôn có nhiều khởi sắc. Quốc phòng, an ninh chính trị được bảo đảm; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy, công tác an sinh xã hội được bảo đảm, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ; đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Trong đó, phải kể đến dự án nâng cấp đô thị TP. Thái Nguyên, dự án phát triển các khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công, TX. Phổ Yên và tại trung tâm các huyện Đại Từ, Phú Bình. Kết thúc nhiệm kỳ, TP. Sông Công trở thành đô thị loại II, TX. Phổ Yên trở thành đô thị loại III, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ) trở thành đô thị loại IV. Các dự án lớn, công trình trọng điểm của tỉnh được triển khai đồng bộ và quyết liệt, như: Khai thác và đưa vào sử dụng cầu Bến Tượng; Dự án KCN Sông Công II, KCN Điềm Thụy; Dự án xây dựng đường Bắc Sơn kéo dài; Dự án Xây dựng khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ; Dự án Chương trình đô thị miền núi phía bắc TP. Thái Nguyên...

Dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo với tổng mức đầu tư 1 tỷ USDDự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo với tổng mức đầu tư 1 tỷ USD

Ngành giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên đã tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch, xây dựng các tuyến đường;  quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đường bộ tốt cho gần 30 tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội, giao thông nông thôn. Nhằm tạo sự kết nối các quốc lộ đi qua tỉnh (đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh, vành đai V) với các tuyến đường địa phương,. Từ đó,  tạo thành hệ thống đường giao thông rộng khắp, liên kết Thái Nguyên với các tỉnh phía nam của tỉnh và vùng trung du, miền núi phía bắc; đường thủy nội địa cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

Bên cạnh đó,  cùng với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa được quan tâm, ưu tiên tiên tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng có tiềm năng phát triển du lịch của ngành văn hóa - thể thao và du lịch, giao thông cũng góp phần liên kết khai thác du lịch liên tỉnh của địa phương...

Khu công nghiệp II Sông Công với vị trí thuận lợi gần nút giao Sông Công cao tốc Hà Nội Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dưng hạ tầng kỹ thuật chào đón các nhà đầu tư.Khu công nghiệp II Sông Công với vị trí thuận lợi gần nút giao Sông Công cao tốc Hà Nội Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dưng hạ tầng kỹ thuật chào đón các nhà đầu tư.

Hạ tầng KCN, CCN được quan tâm đầu tư, phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 06 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích là 1.420 ha bao gồm các KCN: Sông Công I, Sông Công II, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Điềm Thụy, Quyết Thắng; cả 6/6 KCN đều được thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500 để làm cơ sở thực hiện đầu tư; 5/6 KCN được đầu tư hạ tầng, 23/35 CCN được hình thành.. Cũng trong nhiệm kỳ, Thái Nguyên đã hoàn thành mục tiêu xóa xóm trắng về điện tại huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ, về trước kế hoạch 2 năm so NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, nâng tỷ lệ dân số được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,83%; 100% xóm, bản có điện lưới quốc gia.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 108 xã đạt chuẩn NTM; 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 9 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu. Thái Nguyên là tỉnh dẫn đầu 14 tỉnh trung du và miền núi phía bắc về xây dựng NTM, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (lần 2) về những thành tích xuất sắc này.

Cây chè đã và đang trở thành cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh mang lại giá trị kinh tế cao và thu hút khách du lịch đến với Thái Nguyên.Cây chè đã và đang trở thành cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh mang lại giá trị kinh tế cao và thu hút khách du lịch đến với Thái Nguyên.

Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn được đầu tư, phát triển. Việc huy động nguồn lực thực hiện chủ yếu từ đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp, một phần nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và làm thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân. Kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm được hình thành, củng cố và phát triển.

Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm” đã thúc đẩy phát triển, nâng cao giá trị kinh tế cho hơn 170 sản phẩm đặc trưng của các địa phương. Tổng số sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đạt 3 - 4 sao toàn tỉnh lên 76 sản phẩm (trong đó, 7 sản phẩm đủ điều kiện dự thi OCOP 5 sao cấp quốc gia). Chè Thái Nguyên đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại thị trường trong nước và quốc tế qua 3 lần tổ chức Festival Trà Thái Nguyên. Chè Thái Nguyên đã xuất sắc đạt giải đặc biệt tại cuộc thi chè đặc sản quốc tế Bắc Mỹ, đem lại niềm vinh dự không chỉ riêng của chè Thái Nguyên, mà còn của cả ngành chè Việt Nam.

Tân Chủ tịch UBND tỉnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng ( Thứ 2 từ bên trái)Tân Chủ tịch UBND tỉnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng ( Thứ 2 từ bên trái)

Trong giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Thái Nguyên tập trung cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm phát triển KT-XH nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang CN-TM-DV gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh liên kết vùng. Phát huy hơn nữa các lợi thế, thành tựu đã đạt được, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương để Thái Nguyên ngày càng khởi sắc, thu hút các NĐT, du khách trong và ngoài nước.

Hoàng Thiệp

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024
Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024

Vừa qua, tại Công viên 53 Lạch Tray, UBND quận Ngô Quyền tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng năm 2024.

Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”
Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Cát Bi và chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.

Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, diễn ra lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Diễn Châu, Nghệ An từ nút giao Quốc lộ 7 ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao quốc lộ 46B ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phục vụ người dân đi lại vào dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.

Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5
Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và dự kiến sẽ chạm mốc 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2029.

Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ
Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông.