Cả nước có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong tháng 1/2019, trong đó Hải Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 124,9 triệu USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là Hà Nam 118,3 triệu USD, chiếm 14,7%; Tây Ninh 90 triệu USD, chiếm 11,2%; Bình Dương 87,7 triệu USD, chiếm 10,9%; Hưng Yên 64,9 triệu USD, chiếm 8,1%; Thừa Thiên - Huế 59,5 triệu USD, chiếm 7,4%; thành phố Hồ Chí Minh 32,7 triệu USD, chiếm 4,1%; Hà Nội 31,5 triệu USD, chiếm 3,9%; Bắc Ninh 30,3 triệu USD, chiếm 3,8%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2019 có 4 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 1,05 triệu USD; có 1 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 200 nghìn USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) trong tháng đạt 1,25 triệu USD, trong đó nhiều nhất là lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 600 nghìn USD, chiếm 47,9% tổng vốn đầu tư.

Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong tháng Một năm nay, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 221,6 triệu USD, chiếm 27,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản 215,7 triệu USD, chiếm 26,8%; Xa-moa 77 triệu USD, chiếm 9,6%; Hàn Quốc 75,4 triệu USD, chiếm 9,4%; Đặc khu Hành chính Hồng Kông (TQ) 70,4 triệu USD, chiếm 8,7%; Đài Loan 41,4 triệu USD, chiếm 5,1%; Xin-ga-po 28 triệu USD, chiếm 3,5%.

 PV