Thánh địa có nghĩa là đất thánh - nơi cực kỳ linh thiêng, thể hiện cho một tư tưởng tôn giáo. Thường thì, Mỹ Sơn được mang ra so sánh với một số thánh địa khác ở Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan…; nhưng đây vẫn là nơi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất.
Sự chứng minh rõ nét cho điều này đó là năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Mỹ Sơn là di sản thế giới tân thời và hiện đại - bằng chứng duy nhất của nền văn minh Châu Á đã từng xuất hiện. Trong nước, Thánh địa là một trong những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
Quần thể Thánh địa hiện nay, có đến hơn 70 ngôi đền được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước. Có một khoảng thời gian, nơi đây đã bị lãng quên; đến thời thực dân, được người Pháp phát hiện khu di tích nằm ẩn mình trong núi.
Được biết, vào nhiều thế kỷ trước, đây vốn là nơi chôn cất các vị vua hay thầy tu quyền lực thời Chăm Pa. Người ta đã ghi nhận những kỷ vật thời đại vua Bhadravaman (381 – 431). Nơi đây còn thể hiện dấu ấn của kiến trúc Ấn Độ cổ với các đền tháp chìm, những dòng bia ghi tiếng Phạn cổ.
Các ngôi đền ở đây được làm từ gạch nung, xếp chồng kéo lên nhau, tạo nên độ kết dính và vững chắc theo thời gian. Trải qua nhiều thế kỷ, có nhiều lần tu sửa và xây mới; nhưng cho đến ngày nay, những kiến trúc này vẫn không hề bị phong hóa, thậm chí vẫn vững chắc, dù có nhiều tác động từ thời tiết.
Các ngôi tháp có đủ hình dạng khác nhau, nhưng điểm chung đều là hình chóp, biểu tượng của Meru thần thánh. Cổng tháp sẽ quay về hướng mặt trời. Bên trong, sẽ có các vị thần được điêu khắc tỉ mỉ, nhiều hoa văn. Tất cả thể hiện cho một thời hoàng kim của văn hóa Chăm Pa huyền thoại.
Đến với Thánh địa Mỹ Sơn, bạn sẽ bắt đầu với trải nghiệm tham quan từng cụm tháp, checkin và tìm hiểu văn hóa, tham gia các hoạt động lễ hội. Mỗi hoạt động - sẽ mang tới cho bạn những kiến thức thú vị khác nhau. Đừng bỏ lỡ cơ hội có thể đến đây và học hỏi nhé!
Đình Lương