Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Thúc đẩy thương hiệu du lịch thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ (kinh đô của Vư

Thành Nhà Hồ (kinh đô của Vương triều Hồ) được đánh giá là một công trình kiến trúc đồ sộ, kỳ vĩ. Di sản văn hóa thế giới này như "một tác phẩm đẹp nhất của kiến trúc An Nam". Vậy giải pháp tạo dựng “thương hiệu” du lịch Thành Nhà Hồ là gì?

Kiến trúc độc đáo thành Đông của Hoàng thành bằng đá

“Thương hiệu” chưa xứng tầm với giá trị

Mặc dù được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia, nhưng giá trị Thành Nhà Hồ dường như bị “vùi sâu” quá lâu. Cho đến ngày 27/6/2013, Thành đá cổ này mới chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO (WHC), diễn ra tại Paris (Pháp).

Không tự nhiên mà Thành Nhà Hồ được mệnh danh là “tác phẩm đẹp nhất của kiến trúc An Nam”. Nét độc đáo làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của thành chính là Hoàng thành bằng đá, xây dựng trong thời gian ngắn nhất và rất bền vững. Tòa thành đồ sộ vẫn hiên ngang cùng tuế nguyệt hơn 615 năm qua. Và UNESCO đã phải công nhận: Ở Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á và Đông Á nói chung chưa có một tòa hoàng thành bằng đá nào tương tự. Tòa thành đã thể hiện được những bước phát triển mới trong kiến trúc. Đồng thời, vận dụng tốt nhất các yếu tố phong thủy truyền thống và quy hoạch đô thị trong bối cảnh của nước Việt.

Từ sau khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới, Thành Nhà Hồ đã và đang là điểm du lịch độc đáo của du khách khắp nơi trong, ngoài nước. Chỉ tính riêng năm 2013, đã có hàng vạn lượt khách thăm quan. Cũng có nhiều công ty du lịch lữ hành kết nối các điểm phụ cận, tạo tour du lịch mới thu hút như tour Hành trình về miền Di sản Văn hóa Thế giới và Kinh đô cổ Việt Nam. Thế nhưng, “thương hiệu” du lịch Thành Nhà Hồ chưa thực sự xứng tầm với giá trị vốn có của nó.

Cần tạo thương hiệu du lịch cho Thành Nhà Hồ

Trong lĩnh vực du lịch, thương hiệu được hiểu là dấu ấn, điểm nhấn khác biệt tạo ấn tượng cho du khách. Thương hiệu như chìa khóa then chốt để định vị giá trị của di tích trên thị trường trong nước và quốc tế. Bởi thế, việc xây dựng thương hiệu du lịch không chỉ có ý nghĩa riêng cho thương hiệu du lịch Vĩnh Lộc, mà còn cho cả tỉnh Thanh.

Du lịch Thành Nhà Hồ bị hạn chế bởi xuất phát điểm kinh tế của địa phương thấp, chủ yếu từ nông nghiệp; cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu kém, dịch vụ du lịch đơn điệu. Mà chính bản thân di sản cũng đã ít nhiều bị “tổn thương”, việc đầu tư tôn tạo cần rất nhiều kinh phí và thời gian; trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và nhân lực trong công tác du lịch còn thấp.

Trước tình hình đó, Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát huy giá trị di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ” nhằm đưa thương hiệu du lịch Thành Nhà Hồ ra khắp các nước trên thế giới. Trong đó, 8 giải pháp cơ bản cần tiến hành đồng bộ:

Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức về bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản cho tất cả các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân, kể cả khách du lịch.

Thứ hai, cần quy hoạch tổng thế bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Cụ thể là, đẩy mạnh công tác khai quật, khảo cổ để cung cấp tư liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý lập quy hoạch, từng bước tu bổ - phục hồi - bảo vệ các hạng mục công trình trên nguyên tắc tôn trọng giá trị lịch sử. Đây là giải pháp cơ bản để phát huy giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững, thu hút đầu tư.

Thứ ba, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch một cách đồng bộ và đúng hướng. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành liên quan.

Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đây được xem là giải pháp mang tính chiến lược cho du lịch Thành Nhà Hồ. Nhất là những sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương.

Thứ năm, phải coi trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, cả về mặt số lượng và chất lượng.

Thứ sáu, xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản: Kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức cá nhân…; nghiên cứu các giải pháp tuyên truyền, vận động quốc tế, nhất là các tổ chức chuyên môn như UNESCO, SPAFA, ICROM, ICOMOS…

Thứ bảy, cần tiến hành song song hoạt động xúc tiến điểm đến với xúc tiến đầu tư du lịch.

Cuối cùng là liên kết phát triển du lịch. Đặc biệt là liên kết xây dựng thành công sản phẩm du lịch quốc gia và quốc tế như Hành trình con đường Di sản Thế giới, Hành trình đến các kinh đo Việt cổ…

Có như thế, Di sản Lịch sử Văn hóa Thành Nhà Hồ mới xứng tầm với 2 chữ “thế giới”, mới là niềm tự hào không chỉ riêng gì xứ Thanh, mà cho cả đất nước Việt ngàn năm văn hiến.

Mỹ Hạnh

Tin mới

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia, đứng đầu trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023. Sự tiến bộ này là điều tối quan trọng để Việt Nam đạt được tầm nhìn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Xây dựng thương hiệu - yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu - yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Đó là chia sẻ của Tổng giám đốc Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo, Nguyễn Hà Thu tại Lễ Kỷ niệm 16 năm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4), do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức sáng 19/4.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện theo hướng giảm đầu mối quản lý trực tiếp
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện theo hướng giảm đầu mối quản lý trực tiếp

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, công tác sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế theo hướng giảm đầu mối quản lý trực tiếp, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và tình hình thực tiễn.

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024

Ngày 19/4, tại Khuôn viên Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng, Sở Thông và Truyền thông TP. Hải Phòng đã trang trọng tổ chức Lễ khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024.