Tháo gỡ khó khăn cho DN: Không ngừng cải thiện sức mua
Trong điều kiện khó khăn chung của kinh tế, cộng đồng DN cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho DN, một mặt Nhà nước cần hỗ trợ nguồn vốn, đồng thời phải đẩy mạnh sức mua trong đó quan trọng là việc giảm thuế VAT để người dân quay lại mua hàng. Ngân hàng thừa tiền, DN đói vốn Số liệu Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tính đến hết quý I/2014, cả nước có khoảng trên 3.000 DNNN, gần 9.000 DN FDI và 789.000 DN dân doanh đăng ký thành lập, song số còn đang tồn tại và hoạt động chỉ khoảng gần 493.000. Quy mô DN ngày càng suy giảm, tỷ trọng DN siêu nhỏ trong nền kinh tế ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng DN có quy mô lớn chỉ chiếm khoảng 2,25%. Theo đại diện Bộ Kế hoạch & đầu tư, giai đoạn 2011 - 2013, chính sách tiền tệ nước ta về cơ bản được điều hành linh hoạt, chặt chẽ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Lãi suất cho vay tại các NHTM được điều chỉnh giảm dần nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên, dù đã hạ lãi suất nhưng khả năng hấp thụ vốn của DN vẫn rất thấp. Tăng trưởng tín dụng tính đến 20/3/2014 ước chỉ tăng 0,61% so với tháng trước và giảm 0,57 so với cùng kỳ 2013. Đặc biệt, tín dụng cho DNNVV tăng trưởng rất chậm (cả năm 2013 chỉ tăng 0,95%) cho thấy chưa có sự cải thiện mà còn có dấu hiệu giảm sút. Đây là một thực tế không hề lạ, bởi một nghịch lý hiển nhiên là NH dồi dào nguồn tiền cho vay nhưng các DN lại khó có thể tiếp cận được các khoản vay từ NH, trong khi các DN đang rất thiếu vốn. Nhiều DN có nhu cầu vay vốn để mở rộng SXKD, song cho đến nay đành phải huy động bằng nguồn khác hoặc phải ngậm ngùi hoạt động cầm chừng trong phạm vi vốn hiện có. Ông Tô Hoài Nam, đại diện Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết: “Hiện khó khăn nhất của các DNNVV mà chúng tôi đang tập trung tháo gỡ là việc tiếp cận vốn của NH. Việc chậm tháo gỡ khó khăn là do trở ngại có tính chất dây chuyền: Các NHTM Việt Nam rất thận trọng việc cấp tín dụng; chính sách tín dụng còn xem nhẹ, có nơi bỏ DN mới khởi nghiệp, các DN sản xuất công nghệ cao; mặc dù mặt bằng lãi suất đã giảm song vẫn còn cao, lãi suất nợ cũ còn cao”. Các DN vẫn luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn NH. Do DN muốn được vay vốn phải có hồ sơ pháp lý; tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo, rào cản lớn nhất là hồ sơ về tài sản đảm bảo. Theo bà Hoàng Hương Giang, Giám đốc kinh doanh Công ty CP Hải Vân (Hà Nội), hiện nay hầu như DN nào cũng thiếu vốn nhưng DN lại không dám vay vì với lãi suất như hiện nay thì SX sẽ không có lãi. Bên cạnh đó, sự phát sinh trong quá trình SXKD dẫn đến vốn lúc nào cũng thiếu, chưa kể thiếu vốn còn có nguyên nhân sử dụng vốn sai mục đích, khi vốn để làm việc này nhưng một phần lại được sử dụng đầu tư vào việc khác. Số vốn phát sinh thêm phải tìm ở các nguồn như huy động vốn, lợi nhuận đã có, vay vốn hoặc tăng vốn điều lệ. Giảm thuế VAT - đầu mối của mọi vấn đề Việc tìm kiếm cơ hội để SXKD không hề dễ, song ngay cả khi có cơ hội thì thiếu vốn cũng khiến các DN phải “cân não” lựa chọn và có khi phải chấp nhận rủi ro. Ông Chu Hưng Lê Huy, giám đốc Công ty TNHH Khí công nghiệp Huy Hoàng (Hà Nội) cho biết: “Việc cạnh tranh bán sản phẩm hiện nay rất khó khăn. Là một công ty thương mại rất nhiều lần chúng tôi muốn đầu tư thêm dây chuyền sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tuy nhiên việc vay vốn từ NH gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay NH đang thừa vốn nhưng thủ tục vay rườm rà, chặt chẽ. Lãi suất so với trước đã dễ chịu hơn, ở mức 10,5%/năm. Nhưng so với lạm phát thì vẫn không ổn. Lãi suất 10% trong khi lợi nhuận cũng chỉ được 10%, chưa kể âm do lạm phát. Chỉ có DN nào quay vòng được nhiều thì có lợi, DN nào không quay vòng được nhanh thì sẽ không có lãi”. Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Đình Xuân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành Xuân (Nghệ An) cho hay: Là một DN tham gia lắp ráp, kinh doanh ô tô, xe máy và sản xuất nội thất nhôm, kính..., thời gian qua Công ty luôn gặp khó khăn khi tìm thị trường XK các sản phẩm ra nước ngoài. Hiện nay, việc tiêu thụ hàng nội thất trong thị trường nội địa rất chậm, do người dân có nhu cầu nhưng lại không có tiền để mua và sử dụng. Trong khi đó, DN lại rất thiếu thông tin về thị trường XK ở các nước cũng như thông tin về các đối tác cần NK. “Hiện nay khó khăn nhất của công ty là vấn đề tìm kiếm thị trường. Sản phẩm của chúng tôi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng chưa XK được. Lâu nay chúng tôi tự mình tìm kiếm thị trường là chính nhưng rất khó khăn, Sở Công thương cũng không giúp được gì nhiều”, ông Xuân chia sẻ. Để tháo gỡ khó khăn cho DN các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải đẩy mạnh sức mua, vì có như thế tất cả hàng hóa mới bán chạy. Muốn tình hình của DN tốt lên thì thuế đầu tiên cần phải giảm đấy là thuế VAT, vì khi người tiêu dùng đỡ được một khoản tiền thì họ sẽ có động lực để mua sắm, sức mua sẽ tăng lên. Còn giảm thuế thu nhập DN chỉ là bài toán chữa cái ngọn chứ không phải là cái gốc. Thực ra, giải quyết được thuế VAT là bài toán rất cần. Như vậy có thể thấy, DN đang mắc bài toán luẩn quẩn: không có vốn, thiếu thị trường dẫn đến không mở rộng được SXKD, không tăng được sản lượng, doanh thu thấp, kéo theo trả lương cho CBCNV sẽ thấp, từ đó không thu hút được nhân sự chất lượng. Doanh thu không tăng, nhưng chi phí tăng, từ nguyên liệu đầu vào, giá nhân công, giá thuê đất, câu hỏi đặt ra là DN có thể tồn tại bao nhiêu lâu với bài toán đầu vào này? Bà Hoàng Hương Giang, Giám đốc Công ty CP Hải Vân: “Điều quan trọng bây giờ là có sức mua, DN nhờ vậy mới có đầu ra, còn không thì người ta cũng chẳng cần vay vốn, chẳng cần mặt bằng... Đây cũng là một cái vòng, cái nọ kéo cái kia, có như thế DN mới cải thiện được”. Kiều Tuyết
Bài viết khác
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 942 triệu đồng.
Không nên coi máy điều hòa là hàng xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Đại biểu Quốc hội cho rằng, xăng dầu, điều hoà nhiệt độ là mặt hàng thiết yếu, được người dân tiêu dùng nhiều nên đề nghị không đưa vào diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ, khen thưởng tổ chức, cá nhân có sáng kiến tháo gỡ khó khăn
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai các biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; công trình, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Đà Nẵng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Dự án nhà ở xã hội
Tại TP. Đà Nẵng việc phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại tiến độ đều rất chậm do gặp những khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Điều này, càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
Bắc Giang: Phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024
Sáng 21/11, tại hội trường UBND TP Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến 3 cấp phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024.
Phải khắc phục việc nhiều mỏ cát chưa đạt tiêu chuẩn
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh. Đến nay, 3 dự án đang tổ chức thi công, riêng dự án Mỹ An - Cao Lãnh đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Kiên quyết xử lý, thay thế, điều chuyển cán bộ để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết xử lý, thay thế hoặc điều chuyển công việc đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí.
Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo
Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
Nghệ An chuyển đổi hơn 25 ha đất rừng để triển khai 4 dự án trọng điểm
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng sang mục đích khác nhằm phục vụ việc thực hiện 4 dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh sắp lập mới 2 Ban quản lý và Trung tâm phát triển quỹ đất
Việc thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện các dự án trọng điểm theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.