Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong đó, nguồn điện cần 96 tỷ USD và lưới điện cần 37,3 tỷ USD. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư ngỏ ý bàn giao lại cho Nhà nước giá 0 đồng, nhưng vướng thủ tục pháp lý, không thể chuyển giao.

Lý giải của Tổng Công ty Truyền tải điện Việt Nam (EVNNPT), theo luật hiện hành, việc nhận bàn giao tài sản với giá 0 đồng phải đánh giá lại giá trị tài sản. Việc đánh giá như thế nào thì chưa có quy định. Kể cả quy định việc doanh nghiệp Nhà nước tiếp nhận tài sản tư nhân thành tài sản công cũng chưa có.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, theo quy định, đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ truyền tải chung của hệ thống điện quốc gia do ngành điện chịu trách nhiệm thực hiện, trên danh mục các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, phù hợp Luật Điện lực và các quy định, đặc biệt là quy định về độc quyền nhà nước trong hoạt động truyền tải.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị mới đây về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ “khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng”, “thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ ngành năng lượng, bao gồm cả hệ thống truyền tải điện quốc gia trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Đồng thời, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã rất rõ, vì thế, cần xem xét sửa đổi Luật Điện lực và các quy định liên quan theo hướng tạo mọi điều kiện để thực hiện xã hội hóa ngành điện. Trong đó, đặc biệt quan tâm quy định về bàn giao, phân chia lợi nhuận, chi phí và trách nhiệm quản lý, vận hành sau đầu tư. Đồng thời, cần có cơ sở pháp lý phân định rõ trách nhiệm của Nhà nước, tư nhân trong việc đầu tư lưới truyền tải điện và tháo gỡ các vướng mắc liên quan.

 Thùy Linh