Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng chủ trì thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô

Chiều 30/07, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc thảo luận về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Thủ tướng phát biểu khai mạc cuộc thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu khai mạc cuộc thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Cùng tham dự cuộc thảo luận có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, một số chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, đại diện một số tổ chức quốc tế.

Trước đó, ngày 28/07, ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào đêm 27/07 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Phát biểu khai mạc cuộc thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thời gian qua, tình hình có nhiều khó khăn, thách thức hơn là cơ hội và thuận lợi trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ; dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều nước; lạm phát tăng cao, đồng tiền của nhiều quốc gia mất giá; cạnh tranh chiến lược gay gắt.

Việc thay đổi định hướng chính sách ở nhiều nước làm thu hẹp thị trường, tác động đến các chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến nước ta trên nhiều lĩnh vực, nhất là xuất, nhập khẩu, giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, khả năng chống chịu thì có hạn, cho nên chỉ cần một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước.

Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chuyên đề về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chuyên đề về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chúng ta đã phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại trong bối cảnh khó khăn để vừa bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy quan hệ với các nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn (về thu-chi, xuất-khập khẩu, năng lượng, lương thực-thực phẩm và lao động).

Trong năm 2022, GDP quý II tăng 7,72% (tốc độ cao nhất trong 11 năm qua), góp phần quan trọng vào mức tăng 6,42% của 06 tháng đầu năm. Đến thời điểm này, chỉ số giá tiêu dùng 07 tháng tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu trong nước được đưa về mức trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 432 tỷ USD…

Việt Nam đang triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (với quy mô 340.000 tỷ - khoảng 4% GDP), tập trung vào y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các đột phá về thể chế, hạ tầng, nhân lực; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo nền tảng cho phát triển bền vững.

Cùng với đó, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đối ngoại và hội nhập được đẩy mạnh, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên. Tập trung xử lý các vấn đề cấp bách, phát sinh và những vấn đề tồn đọng, kéo dài, đạt nhiều kết quả tích cực. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, Chính phủ xác định tình hình tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, do đó tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Tiếp tục phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả. Phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững.

Các đại biểu tham dự cuộc thảo luận - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu tham dự cuộc thảo luận. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn cầu thị lắng nghe các ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức quốc tế để chủ động phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, khoa học, hiệu quả, với tinh thần "một chính sách nhỏ cũng có thể tạo tác động, hiệu quả lớn", tất cả vì mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc ấm no, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả.

Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chuyên đề về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, góp ý, đánh giá tình hình khách quan, trung thực, sát tình hình, đưa ra các dự báo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

H.T (t/h)

 



Bài liên quan

Tin mới

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau
Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau

Đó là ghi nhận trong thông báo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của Ngân hàng thế giới (WB): Kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024.

Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng
Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng

Mặc dù, Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, mã cổ phiếu NVL - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính trong quý của Tập đoàn Novaland lại giảm hơn 30%, chỉ còn 640 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư giảm 29% so với quý I/2023.

Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định
Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định

Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã cổ phiếu AAA - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với doanh thu thuần giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, còn 2.900 tỷ đồng.

Công ty Bidiphar phấn đấu tăng vốn điều lệ 25%
Công ty Bidiphar phấn đấu tăng vốn điều lệ 25%

Tại 498 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra Đại hội Cổ đông Công ty CP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đại hội xác định mục tiêu: Phấn đấu đạt vốn điều lệ tăng 25%; doanh thu tăng 15%...

Cử tri An Giang đề nghị Trung ương có giải pháp căn cơ lâu dài về mặn xâm nhập, hạn hán
Cử tri An Giang đề nghị Trung ương có giải pháp căn cơ lâu dài về mặn xâm nhập, hạn hán

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, tỉnh An Giang cần nắm bắt thời cơ, tận dụng thế mạnh sẵn có để phát triển lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo nhanh, hiệu quả và bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên
Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Trong thời gian tới, các tỉnh vùng Tây Nguyên cần liên kết với nhau để cùng thống nhất đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực cho từng nhóm sản phẩm của vùng, từ đó xác định các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp để khai thác các giá trị sản phẩm tốt nhất.