Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26/5/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo hoàn thiện việc xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.

Cụ thể, để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện việc xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo về chất lượng sản phẩm và môi trường trong các cam kết hội nhập quốc tế.

Đồng thời có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường;

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền, khuyến cáo duy trì ở mức hợp lý diện tích canh tác giống lúa chất lượng trung bình và thấp phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp cụ thể như sau, trong việc hoàn thiện thể chế liên quan:

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa, tăng tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm từ gạo, sử dụng hiệu quả thương hiệu gạo xuất khẩu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice;

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nông dân và thương nhân tham gia phát triển chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị cạo toàn cầu, ứng dụng khoa học công nghệ;

Hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản xuất, xuất khẩu gạo bao gồm các chính sách đồng bộ phát triển dịch vụ logistics tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

Có chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh hơn nữa những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn cả trong nước (VGAP) và tiêu chuẩn nhập khẩu của các thị trường yêu cầu cao về tiêu chuẩn như EU;

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế và phối hợp với ngân hàng trung ương các nước để triển khai các hình thức thanh toán phù hợp nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu gạo;

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo phù hợp với diễn biến tình hình thị trường, đạt hiệu quả xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ, trong giai đoạn 2023 - 2025: Tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 15%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 20%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 40%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%. Việt Nam phấn đấu, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 10%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 15%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 45%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 10%. Việt Nam phấn đấu, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%.

Chiến lược xác định tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%; nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trường không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán. Việt Nam phấn đấu, đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030.

Cơ cấu thị trường, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới. Cụ thể: Đến năm 2025, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%; thị trường Trung Đông chiếm khoảng 4%; thị trường châu Âu chiếm khoảng 3%; thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 7%; thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.

Đến năm 2030: Thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%; thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%; thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%; thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%; thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu ngày càng tăng và thương mại gạo thế giới đối mặt với nhiều diễn biến khó đoán định như thiên tai, dịch bệnh, xung đột quân sự, chiến tranh thương mại..., để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai đồng bộ 5 nhóm giải pháp.

Quyết định nêu rõ,các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Phụ lục kèm theo quyết định này; xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược, xác định nội dung nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thời hạn hoàn thành và nguồn lực thực hiện.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong tổ chức thực hiện Chiến lược, định kỷ trước ngày 15/12 hàng năm, báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan gửi Bộ Công Thương tổng hợp.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phương Thảo (Th)

Bài liên quan

Tin mới

Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”
Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Cát Bi và chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.

Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, diễn ra lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Diễn Châu, Nghệ An từ nút giao Quốc lộ 7 ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao quốc lộ 46B ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phục vụ người dân đi lại vào dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.

Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5
Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và dự kiến sẽ chạm mốc 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2029.

Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ
Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông.

Thêm gần 130 km đường cao tốc Bắc-Nam được đưa vào khai thác
Thêm gần 130 km đường cao tốc Bắc-Nam được đưa vào khai thác

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) là hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 – 2020. Hai dự án khánh thành và thông xe nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.