Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng trăm công nhân mất việc làm vì Chủ tịch và giám đốc công ty đối đầu

Lẽ thường lãnh đạo doanh nghiệp phải lo xây dựng và phát triển công ty nhưng chuyện ngược đời ở đây là một DN có tiếng tăm trong ngành xây dựng ở Thừa Thiên Huế, thời gian gần đây chủ tịch và giám đốc công ty tố khổ lẫn nhau khiến DN lâm vào tình cảnh khó khăn, nhiều dự án bị đình đốn, tài chính nợ nần… gần trăm công nhân kêu cứu vì mất việc làm.

Ông Nguyễn Quốc Anh- GĐ Công ty TNHH Quốc Anh đang trao đổi với nhà báoÔng Nguyễn Quốc Anh- GĐ Công ty TNHH Quốc Anh đang trao đổi với nhà báo

Bắt đầu từ đơn tố cáo của bà “Chủ tịch công ty”

Công ty TNHH xây dựng Quốc Anh là công ty có 2 thành viên (trú số 28, Lại Thế, Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đây là thương hiệu có tiếng tăm trên địa bàn thường tham gia đầu tư, xây dựng những công trình lớn. Trong đơn tố cáo gửi đến cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, bà Nguyễn Thị Thuý Hằng – chủ tịch Hội đồng thành viên (trú tại 124 đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế) cho rằng ông Nguyễn Quốc Anh- giám đốc công ty đã  vay nợ của bà lên đến 49,3 tỉ đồng và có “dấu hiệu” lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một công trình xây dựng của Công ty Quốc AnhMột công trình xây dựng của Công ty Quốc Anh

Trái ngược với bà Hằng, trong đơn giải trình gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, ông Quốc Anh cho biết thời điểm năm 2017 - 2018, doanh nghiệp của ông trúng thầu thi công nhiều công trình, dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như công trình Công ty cổ phần C.P Thái Lan  (Phong Điền), Khu nghỉ dưỡng nước nóng Mỹ An (Phú Vang), Chung cư nhà ở xã hội Xuân Phú (Huế)… với tổng giá trị lên đến hơn 200 tỷ đồng...

bảng thống kê tiền vay và tiền lãi ông Anh gửi cơ quan điều traBảng thống kê tiền vay và tiền lãi ông Anh gửi cơ quan điều tra

Để đảm bảo thực hiện theo hợp đồng ký kết với các chủ dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ, ông Quốc Anh đã huy động vốn bổ sung từ bên ngoài. Ông biết bà Hằng có tiền cho vay nên ông vay. Theo ông Anh, thống kê, từ 1/5/2018 đến 31/5/2019, dù đã rất cố gắng trả nhưng vì các chủ đầu tư chậm thanh toán nên ông cũng không làm sao trả nợ đúng hạn được. Vì vậy, với phương thức nếu chậm thanh toán thì số tiền lãi sẽ được nhập vào gốc do đó từ số tiền nợ gốc ban đầu 27,473 tỉ đến 31/5/2019, tổng nợ gốc và lãi mà ông vay của bà Hằng lên đến 47.123.452.662 đồng.

bản kê tiền lãi ông Anh cho rằng bà Hằng đã rút gửi cơ quan điều traBản kê tiền lãi ông Anh cho rằng bà Hằng đã rút gửi cơ quan điều tra

Trên cơ sở xem xét các hồ sơ, chứng cứ, hơn hai tháng sau khi nhận đơn tố cáo của bà Hằng, cơ quan CSĐT Công an Thừa Thiên Huế đã ra thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm số 349/TB-VPCQCSĐT, ngày 18/6/2020, CSĐT Công an tỉnh khẳng định “Nội dung tố giác của bà Nguyễn Thị Thuý Hằng đối với ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Quốc Anh không có dấu hiệu của tội phạm hình sự”. 

Thông báo của cơ quan CSĐT Công an tỉnh TT Huế cho rằng đây là quan hệ dân sựThông báo của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng đây là quan hệ dân sự

Đến việc Giám đốc khởi kiện bà Chủ tịch HĐTV ra toà

Trao đổi với chúng tôi, luât sư Hoàng Kiến An, đại diện pháp luật của ông Nguyễn Quốc Anh giám đốc Công ty TNHH xây dựng Quốc Anh cho biết, ông Anh đã làm đơn khởi kiện bà Nguyễn Thị Thuý Hằng ra TAND tỉnh Thừa Thiên Huế để huỷ tư cách thành viên của bà này vì việc góp vốn không đúng qui định của pháp luật.

Nội dung biên bản thoả thuận cho rằng bà Hằng chỉ góp vốn trên danh nghĩaNội dung biên bản thoả thuận cho rằng bà Hằng chỉ góp vốn trên danh nghĩa

Cụ thể, theo luật sư An, việc ông Anh đưa tên bà Nguyễn Thị Thuý Hằng vào Hội đồng thành viên (HĐTV) công ty và giữ chức Chủ tịch HĐTV chỉ là trên danh nghĩa, bởi vào ngày 10/12/2018, giữa 2  bên có lập Biên bản thỏa thuận riêng về việc chuyển nhượng phần góp vốn. Nội dung biên bản ghi rõ: Công ty TNHH XD Quốc Anh được Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép đầu tư lần đầu năm 2009 và thay đổi lần 3 năm 2016 với tổng vốn điều lệ 30 tỉ đồng, trong đó của ông Anh chiếm 100%. Ông Anh đồng ý chuyển nhượng lại cho bà Hằng 18 tỉ (60% vốn điều lệ) trên danh nghĩa để bà Hằng yên tâm, tin tưởng cho mượn tiền để thi công các dự án. Như vậy, việc đưa tên bà Hằng vào chỉ để bảo đảm cho việc thu hồi công nợ do vay mượn của bà Hằng.

Nhận thấy việc đăng ký cho bà Nguyễn Thị Thúy Hằng là thành viên góp vốn trên cơ sở hợp đồng góp vốn, và Giấy chứng nhận góp vốn giả tạo là không phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty nên ngày 22/8/2020, ông Nguyễn Quốc Anh đã làm đơn gửi TAND tỉnh Thừa Thiên Huế khởi kiện đề nghị toà Tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2018/GV ngày 10 tháng 12 năm 2018 giữa ông Nguyễn Quốc Anh và bà Nguyễn Thị Thúy Hằng là vô hiệu do giả tạo.

TAND tỉnh TT Huế đã thông báo thụ lý vụ ánTAND tỉnh TT Huế đã thông báo thụ lý vụ án

Được biết, việc khởi kiện của ông Anh đã được TAND tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý tại thông báo số 227/TB- TLVA ngày 11/9/2020 về việc: “Tranh chấp tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng vốn góp vô hiệu do giả tạo”.

Từ thực tế trên chúng tôi cho rằng, vay mượn là chuyện giao dịch bình thường về mặt dân sự. Việc một doanh nghiệp huy động nhiều nguồn vốn để triển khai thi công các công trình là không có gì sai về mặt pháp luật. Vì vậy, không nên vì chủ tịch và giám đốc công ty tranh chấp mà làm hoạt động của DN đình trệ, đẩy gần trăm công nhân vào chỗ khó khăn, mất việc làm. Vấn đề đúng hay sai có Toà phân xử, cả hai bên nên bình tĩnh nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo, giải quyết đúng pháp luật, không nên hình sự hoá một quan hệ dân sự làm xấu đi hình ảnh một thương hiệu đã xây dựng hơn 10 năm nay.

Trần Minh- Vĩnh Cự

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.