Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thừa Thiên Huế: Đề xuất những cơ chế đặc thù, “cú hích” để trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Thông tin từ VP UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, chiều ngày 09/9, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đại diện một số bộ ngành liên quan đã có buổi làm việc, góp ý “Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ chế, chính sách sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.”

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương và ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế chủ trì hội nghịThứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương và ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh TThừa Thiên Huế chủ trì hội nghị (ảnh VPUB)

Tại buổi làm việc, Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng việc  “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”  theo nghị quyết 54 của Bộ Chính trị,hướng mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương cần có những cơ chế, chính sách đặc thù

Được biết, khác với các đô thị trực thuộc Trung ương như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, thì Thừa Thiên Huế xây dựng đề án trở thành thành phố trực thuộc trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Trước những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã đồng ý cho phép Thừa Thiên Huế vận dụng, điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và thống nhất mô hình đô thị Thừa Thiên Huế là chùm đô thị có lõi trung tâm, hạt nhân là thành phố Huế và bao quanh là vùng ngoại ô, nông thôn được kết nối bằng hệ thống giao thông đồng bộ (theo hướng mô hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương).

Quang cảnh hội nghị (ảnh VPUB)Quang cảnh hội nghị (ảnh VPUB)

Tại hội nghị lần này, Thừa Thiên Huế tiếp tục đề xuất: Cho phép bổ sung tiêu chí về đô thị có tính chất đặc thù về di sản đối với Thừa Thiên Huế vào nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN cho từng giai đoạn 5 năm; Cho phép tỉnh được quyết định hình thức và phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư tôn tạo, quản lý và khai thác di sản; Được phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế;  Được để lại 100% phí tham quan di tích sử dụng cho mục đích bảo tồn các giá trị di sản văn hóa,...

Đây là các cơ chế, chính sách đặc thù góp phần giúp tỉnh Thừa Thiên Huế tăng nguồn thu ngân sách, được nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, huy động được các nguồn lực xã hội hóa nhằm bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy được các giá trị di sản, di tích cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Kết luận tại hội nghị, Thứ Trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng cơ chế, chính sách đặc thù có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ KH&ĐT sẽ cùng các bộ ngành liên quan nghiên cứu, trình Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế về mặt tài chính, cơ chế, chính sách, trong khuôn khổ pháp luật cho phép để  giúpThừa Thiên Huế: Xây dựng và phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

    Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.